Nấc пgɦẹп ɫiп пɦắп cuối củɑ пữ côпg пɦâп vừɑ ɱấɫ vì Covid-19: Pɦúɫ lâɱ cɦuпg vẫп пgɦĩ đếп coп ɫɦơ

Suốɫ 3 ɦôɱ пɑy, câu cɦuyệп về пữ bệпɦ пɦâп 38 ɫuổi quɑ đời vì Covid-19 ɫại Bắc Giɑпg kɦiếп пɦiều пgười vô cùпg quɑп ɫâɱ. 1 ρɦầп vì đây là cɑ bệпɦ ɫrẻ ɫuổi, kɦôпg có bệпɦ пềп đầu ɫiêп quɑ đời vì Covid-19, 1 ρɦầп bởi ɦoàп cảпɦ đặc biệɫ củɑ пgười ɱẹ đơп ɫɦâп пày.

23:09 06/07/2021

Đó là chị Đ.T.M. - bệnh nhân 4807, 38 tuổi, quê ở xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Chị M. được phát hiện mắc Covid-19 khi đang làm công nhân ở Công ty Hosiden.

Đến ngày 24/5, chị M. ra đi để lại người con 6 tuổi không biết mẹ đang nơi đâu cho ông bà ngoại nay cũng đã già yếu.

Bà Lý Thị T. (SN 1961), mẹ ruột của chị M. kể lại trước khi con gái qua đời, chị đã phải thở máy chỉ sau 4 ngày nhập viện. Cả gia đình lo lắng, nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh để trò chuyện cùng chị M. qua điện thoại bất cứ khi nào có thể.

Không hề tỏ ra mệt mỏi mà thậm chí còn thường xuyên trấn an những người trong gia đình. Chị M. báo vừa ăn hết cốc cháo dù cho bản thân đang phải thở máy, chị cũng cho hay sức khỏe đã cảm thấy khá hơn nhiều.

Chị M. nói Covid-19 chỉ “hạ" được người già yếu và có bệnh nền thôi, chị năm nay mới 38 tuổi, sức khỏe tốt không bệnh nền thì virus không hại được chị. Trong khu cách ly, chị luôn là người khỏe nhất, chị hi vọng cha mẹ yên tâm.

hình ảnhDịch bệnh ở Bắc Giang ngày càng trở nên phức tạp - Ảnh: Internet

Bà T. còn hứa, khi nào con gái ra viện sẽ làm sẵn món thịt vịt mà chị thích ăn nhất. Chị bật cười rồi tắt điện thoại, nhưng bà T. và những thành viên trong gia đình không thể ngờ đây là lần cuối cùng được nói chuyện với con gái rồi.

Ngay trong đêm đó, bệnh tình của chị M. trở nặng, bác sĩ muốn chuyển chị lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhưng tới nửa đường lại quay đầu vì sức khỏe của chị yếu đi từng giây. Sau vài tiếng chiến đấu với “tử thần" chị đã không qua khỏi.

Trong khoảnh khắc vẫn còn tỉnh táo hiếm hoi trước đó, chị có cố gắng gọi về cho gia đình, cho cha mẹ nhưng do mệt mỏi mà ngủ quá sâu, bà T. đã không thể nghe điện thoại của con gái.

Tin nhắn cuối cùng của chị M. được gửi cho người em dâu vào lúc nửa đêm. Chỉ 1 câu nói như lời trăn trối cuối cùng, khi chị đã cảm nhận được sức khỏe yếu đi rất nhiều: “Vợ chồng em và bố mẹ chăm sóc cháu giúp chị".

“Đến lúc ấy, tôi suy sụp hoàn toàn. Nghĩ chắc lúc đó con mình đau đớn lắm rồi nên chỉ nhắn được vài chữ như thế. Chắc là nó không gọi được cho tôi nên mới nhắn tin cho em dâu. Tôi hận mình sao lại tắt chuông điện thoại đi. Cứ nghĩ chuyện lỡ mất cơ hội cuối cùng nói chuyện với con, tim tôi đau quặn lại… Từ hôm nó nhập viện cho đến lúc ra đi mới chỉ có mấy ngày thôi. Chưa có ai diễn tiến nhanh như thế. Không biết có phải là do số phận hay không" – bà Thơ chia sẻ.

hình ảnhẢnh minh họa: Internet

Trong khi đó, đứa con nhỏ của chị M. chưa hiểu chuyện gì xảy ra, chỉ biết thỏ thẻ hỏi bà: "Bà ơi sao ông đi đón mẹ mà chỉ thấy ông về, không thấy mẹ đâu?’

Khi bà T. làm mâm cơm gọi h.ồn con gái về ăn cùng thì bé trai lại ngây ngô hỏi: "Bà ơi sao bà lại gọi mẹ con về ăn cơm, mẹ con làm gì có ở nhà… "

Thấy bà khóc, cậu bé đứng ngây ra một hồi lâu, vẻ mặt đăm chiêu như đoán ra được điều gì đó.

"Người nó rũ ra như quả bòng xì hơi. Mọi khi nó nghịch ngợm ghê lắm mà cả ngày nay nó không nói năng gì. Vợ chồng tôi cũng không dám nói gì, cũng không ai dám nhìn thẳng vào thằng bé. Chưa bao giờ, người trong nhà lại không dám nhìn nhau và im lặng như thế", người mẹ già nghẹn ngào.

Trước đó, chia sẻ trên Báo Tuổi Trẻ, mẹ chị M. cho biết vì nhà nghèo, học hết cấp 2 chị M. đã phải nghỉ học để đi làm, khoảng thời gian đó, chị vào tận Sài Gòn để có thể kiếm kế sinh nhai, hy vọng có một tương lai tốt hơn. Nhưng bôn ba bươn chải khắp nơi, cuối cùng chị Minh về lại Lạng Sơn để gần cha mẹ.

Cách đây 7 năm, chị kết hôn và sinh con. Khi chị đang mang bầu được 2 tháng thì vợ chồng ly hôn. Chị M. phải sinh con và nuôi con một mình suốt 7 năm trời. Ngoài việc được gia đình chồng cũ gửi quần áo, đồ ăn cho con, chị M. không nhận được trợ cấp về mặt tiền bạc từ phía chồng cũ. Bởi lẽ, chồng cũ của chị cũng không có công ăn việc làm ổn định, không kiếm ra thu nhập hàng tháng.

Người mẹ nhớ ngày 8-5 vừa qua, chị thăm nhà còn mua tặng bố mẹ mỗi người một bộ quần áo mới trước khi trở lại Bắc Giang làm việc.

"Trước khi đi con có nói lần này đi không biết lúc nào mới về được vì đang dịch giã. Con mua cho bố mẹ mỗi người một bộ quần áo mặc vì sợ con không về được. Con còn dặn dò con trai chăm chỉ học hành", bà T. xót xa.

Chỉ có người trong cuộc mới hiểu, nỗi đau mất đi người thân một cách đột ngột lớn đến mức nào. Chỉ mong dịch bệnh sớm được kiểm soát để không còn ai phải trải qua cảm giác đau đớn ấy nữa./.

Tags:
Cɦồпg ɱê gɑɱe đùп đẩy cɦo vợ bầu 7 ɫɦáпg bê đồ lêп ɫầпg ρɦơi rồi ɫrượɫ пgã: Đɑu đớп ɱấɫ coп

Cɦồпg ɱê gɑɱe đùп đẩy cɦo vợ bầu 7 ɫɦáпg bê đồ lêп ɫầпg ρɦơi rồi ɫrượɫ пgã: Đɑu đớп ɱấɫ coп

Điều đáпg sợ пɦấɫ với ɱộɫ пgười ρɦụ пữ kɦôпg ρɦải là lấy cɦồпg пgɦèo, ɱà đó cɦíпɦ là ρɦải cɦuпg sốпg với пgười cɦồпg vô ɫâɱ, vô ɫrácɦ пɦiệɱ, đúпg kɦôпg ɦả các ɱẹ?

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất