Nếu có tiền thì đi Tây chưa chắc sướng bằng ở Việt Nam hưởng thụ: Nhà mùa đông thì lạnh, hè thì nóng, tiền điện thì cao không dám bật máy lạnh...

Trong bài viết đăng tải trên báo Vnexpress, độc giả Xuân Vinh đã đưa ra nhiều luận điểm phàn nàn về cuộc sống tại Úc. Theo anh Vinh, xứ sở chuột túi có nhiều mặt còn “không bằng Việt Nam”.

16:10 16/12/2022

Anh Xuân Vinh, 28 tuổi, hiện đang học tiến sĩ tại Úc. Anh đã sống hơn 10 năm ở nước ngoài trong đó có 9 năm tại Singapore và hiện giờ tại Brisbane – thủ phủ và là thành phố đông nhất của bang Queensland, Australia.

“Ở khu vực tôi đang sống tại Australia, phần lớn nhà rất rộng, có vườn rộng, nhưng người ta chỉ làm nhà cao một tầng và nguyên liệu phần lớn là gỗ. Gỗ là vật liệu xây dựng rẻ nhất ở đây, rẻ hơn gạch và bê tông; và cũng là vật liệu tồi nhất: bị mọt, mau hư, khó sửa chữa, không bền. Những loại gỗ này cũng cách nhiệt rất kém: mùa đông nhà lạnh, mùa hè thì nóng. Trần nhà ở đây cũng rất thấp: tiêu chuẩn cho phòng ngủ chỉ là 2,4m, khiến người ở trong phòng cảm thấy rất chật chội và khó thở. Người dân Australia cao hơn người Việt nhưng nhà họ lại làm rất thấp, thấp đến nỗi một số nhà gắn quạt trần, tôi có thể với tay lên là cánh quạt sẽ chém trúng tay tôi (tôi cao chỉ khoảng 1m70). Lý do người ta xây nhà thấp rất đơn giản: xây tường cao gấp đôi chi phí sẽ tốn gấp đôi”.

Phản bác lại ý kiến này, độc giả Nghi Đăng bình luận: “Chỗ em nhà cũng bằng gỗ nhưng họ xây cao và thoáng mát, nhà rất rộng có sân vườn nên hàng tháng phải cắt cỏ tỉa cây hơi mệt. Nếu cho em chọn em vẫn sẽ chọn Úc là quốc gia để sống vì nơi đây rất đẹp và yên bình. Những bãi biển dài vô tận những hoang mạc bao la và những cánh đồng hoa oải hương bát ngát. Xe cộ thì mua rẻ, biển số xe thì muốn như thế nào thì đăng ký như vậy số hay chữ đều được nên cái này rất hay. Khi nào học xong em sẽ định cư ở đây”.

Tiếp đó, tác giả Xuân Vinh phàn nàn về giá điện quá cao tại Úc khiến người dân tại đây “không dám mở máy lạnh cả ngày, cả đêm”. “Tôi nói chuyện với nhiều bạn người Singapore và Australia, phần đông họ không dám mở máy lạnh cả ngày, cả đêm dù thời tiết nóng vì tiền điện quá cao. Khi trời lạnh, họ cũng hạn chế mở máy sưởi. Khi đi ngủ, họ đắp chăn dày thay vì mở máy sưởi. Nhà tôi đang thuê không lắp máy lạnh, nhà của nhiều người ở đây cũng không có máy lạnh”.

Người viết còn “chê” việc người dân bản địa không sử dụng nệm cao su mà dùng nệm lò xo bởi giá tiền rẻ hơn. Trong khi ở Việt Nam, gia đình bình thường cũng có thể mua nệm cao su. Một chiếc quạt điện giá rẻ nhất tại Úc lại tồi hơn nhiều so với loại quạt rẻ nhất tại Việt Nam.

Thứ khiến tác giả cảm thấy khác biệt rõ rệt nhất giữa Úc và Việt Nam là giá thực phẩm tươi sống. “Một kg bò bắp ở Australia giá chỉ trên dưới 200.000 đồng. Sự khác biệt lớn nhất là nếu so với đồng lương của người lao động, giá cả thực phẩm tươi sống ở Australia sẽ rẻ hơn rất nhiều ở Việt Nam. Bù lại, ở Australia, chi phí nhân công đắt hơn nhiều. Một ly trà sữa ở Australia là 100.000 đồng vì có chi phí cho người phục vụ. Vợ tôi ở Việt Nam có thể đi làm tóc với giá chưa đến 3 giờ lương; nhưng ở đây, vợ tôi sẽ mất khoảng một ngày lương, chính vì chi phí nhân công ở Australia cao hơn”.

Kết lại bài viết, tác giả cho rằng giới trẻ Việt Nam hiện đang tiêu tiền phù hợp hoàn cảnh địa phương và việc tiết kiệm tiền trong tình hình lạm phát hiện nay chưa hẳn là điều tốt nhất.

Đáp lại những ý kiến trên, độc giả Gellab cho rằng: “Ở nước ngoài (Âu, Mỹ hay Á) họ xây nhà chỉ vừa đủ với chiều cao bởi nó có lợi về nhiều mặt: (1) tiết kiệm vật liệu xây nhà; (2) tiết kiệm năng lượng điện, gas tiêu thụ cho ngôi nhà; (3) tăng cường khả năng chống chịu với bão gió (nếu có) bởi nhà thấp thì dạng căn hộ cao tầng kết cấu sẽ chắc chắn hơn”. Và “ở đâu cũng thế thôi, nhưng đặc biệt ở nước ngoài, nên biết cách sử dụng và quí trọng đồng tiền mình làm ra. Tiêu và sử dụng 1 cách hợp lý. Đã sống ở nước ngoài thì anh biết, đồng tiền kiếm được ở nước ngoài có giá trị hơn nhiều so với tiền ở Việt Nam, như anh đã nói, do lạm phát”.

Mời các bạn theo dõi thêm một số bình luận đối với bài viết này:

Tags:
“Chửi“ ở Việt Nam qua góc nhìn của một tiến sĩ Tây: “Sau hơn năm năm ở Việt Nam, tôi đã biết chửi bằng tiếng Việt“

“Chửi“ ở Việt Nam qua góc nhìn của một tiến sĩ Tây: “Sau hơn năm năm ở Việt Nam, tôi đã biết chửi bằng tiếng Việt“

Tôi muốn khoe với mọi người thành tích mới. Sau hơn năm năm ở Việt Nam, tôi đã biết chửi bằng tiếng Việt.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất