Ngày Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật, một bí mật khủng khiếp bị phanh phui

"Tôi khác gì Thần chết, kẻ gieo rắc sự hủy diệt cho thế giới này!".

20:00 27/11/2018

Ngày Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật, một bí mật khủng khiếp bị phanh phui

Ngày Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật, một bí mật khủng khiếp bị phanh phui - Ảnh 1.

"Tôi không tin một lời nào hết!" Đó là phản ứng đầu tiên của Werner Heisenberg - Nhà vật lý nổi danh thế kỷ 20, người đứng đầu Dự án năng lượng nguyên tử của Đức - sau khi ông hay tin Mỹ thả qua bom nguyên tử mật danh "Little Boy" xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) ngày 6/8/1945, khiến 10.000 người thiệt mạng1 sau đó.

Tháng 4/1939, trước khi Thế chiến II nổ ra, Đức đã bắt đầu chương trình chế tạo vũ khí hủy diệt tuyệt mật của mình, mang mật danh "Uranverein" (hay "Câu lạc bộ uranium"). 

Uranverein là kết quả tất yếu sau khi các nhà khoa học Đức gồm Otto Hahn và Fritz Strassmann vô tình phát hiện sự phân hạch, làm thay đổi mãi mãi sức mạnh vũ khí tương lai: Nguyên tử hóa học uranium khi bị bắn phá mạnh có thể giải phóng một nguồn năng lượng hủy diệt cực lớn.

Tháng 8/1939, một tháng trước khi Thế chiến II chính thức nổ ra, nhà bác học người Đức Albert Einstein viết thư cho Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt cảnh báo rằng: Phản ứng dây chuyền hạt nhân liên quan đến uranium có thể tạo ra loại bom hủy diệt mạnh chưa từng có trong lịch sử - chính là bom nguyên tử.

Mỹ lẽ dĩ nhiên không thể làm ngơ trước thông tin quý báu này. Tổng thống Mỹ đương thời Franklin D. Roosevelt nhanh chóng nắm bắt thời cơ, khởi động ngay cuộc chạy đua phát triển một quả bom nguyên tử sử dụng nguyên liệu uranium với niềm tin rằng, bất cứ quốc gia nào sở hữu thứ vũ khí nguyên tử hủy diệt này đầu tiên thì sẽ nắm chắc phần thắng trong tay.

Dự án Manhattan ra đời từ đó. 

Khi cuộc chiến nổ ra, Adolf Hitler đặt rất nhiều kỳ vọng vào loại vũ khí hủy diệt này, hòng phục vụ cho những nước cờ đầy toan tính của hắn. Mỹ sợ!

Robert Furman - Trợ lý của tướng Leslie Groves; Trưởng bộ phận tình báo nước ngoài của Dự án Manhattan - đã mô tả cái cách “Dự án Manhattan ra đời trên sợ hãi": Nỗi lo sợ rằng kẻ thù sẽ sở hữu quả bom hủy diệt trước mình. 

Nhà vật học làm việc cho Dự án Manhattan là Leona Marshall Libby hồi tưởng: "Tất cả chúng tôi, những người làm việc cho dự án phát triển bom nguyên tử Mỹ đều lo sợ rằng chúng tôi tiến hành sai một bước nào đó. Hệ quả là, trong khi chúng tôi loay hoay sửa sai thì người Đức đã đi trước chúng tôi một bước. Khách quan mà nói, người Đức đi đầu trong mọi lĩnh vực liên quan đến vật lý, chưa kể lúc đó Thế chiến đang diễn ra ác liệt. Thử hỏi, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Adolf Hitler nắm trong tay thứ vũ khí hủy diệt ấy?"

Ngày Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật, một bí mật khủng khiếp bị phanh phui - Ảnh 2.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Adolf Hitler nắm trong tay thứ vũ khí hủy diệt ấy? Nguồn: New York Post

Cuối năm 1939 đầu năm 1940, song song với việc triển khai Dự án Manhattan do đích thân Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt khởi động (đọc chi tiết Dự án tại đây), năm 1943, Mỹ đưa ra Sứ mệnh Alsos, một dự án tình báo nước ngoài tập trung vào việc tìm hiểu mức độ phát triển của chương trình hạt nhân Đức.

Năm 1944, tin tình báo cho hay, người Đức đã không phát triển bom nguyên tử cụ thể mà chỉ tiến hành nghiên cứu sơ bộ. Như "diều gặp gió", Mỹ yên tâm sáng tạo và hoàn thành Dự án Manhattan. Chỉ một năm sau đó, ngày 16/7/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại mang mật danh "The Gadget" được thử thành công tại một địa điểm trên sa mạc ở bang New Mexico.

Vụ thử bí mật được Mỹ gọi với cái tên "Trinity Test" đã tạo ra một đám mây nấm khổng lồ cao 12.000m. Từ đó về sau, hình ảnh mây nấm khổng lồ trở thành biểu tượng hủy diệt của bom nguyên tử. "The Gadget" đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên mở ra kỷ nguyên nguyên tử trong lịch sử nhân loại.

Ngày Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật, một bí mật khủng khiếp bị phanh phui - Ảnh 3.

Tác giả người Anh Mike Rossiter viết trong cuốn sách "The Spy Who Changed the World" rằng: Công việc nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử của các nhà khoa học trong Dự án Manhattan là "công việc bí mật nhất thế kỷ 20".

Để giành vị trí tiên phong trong cuộc đua sản xuất vũ khí hủy diệt, thứ Mỹ đề cao nhất chính là sự bí mật. Bí mật triển khai. Bí mật thực hiện. Rồi bí mật thả những quả bom hủy diệt xuống Nhật Bản khiến chính J. Robert Oppenheimer, một trong những "cha đẻ của vũ khí nguyên tử", người lãnh đạo Manhattan Project, phải thốt lên rằng: "Tôi khác gì Thần chết, kẻ gieo rắc sự hủy diệt cho thế giới này!".

Quay trở lại câu chuyện bí mật của Mỹ trong những năm tháng thực hiện Manhattan Project. Để có không gian cho các nhà khoa học nghiên cứu và làm việc, Mỹ tất yếu phải xây dựng các "căn cứ bí mật", không có tên trên bản đồ và gần như "vô hình" trước công chúng và thế giới.

Ba căn cứ bí mật phục vụ cho Manhattan Project bao gồm: Thành phố Oak Ridge bang Tennessee; Los Alamos bang New Mexico; và Hanford/Richland bang Washington.

Tháng 5/2018, David Smith - Trưởng phòng đại diện của tờ The Guardian (Anh) tại trụ sở Washington DC (Mỹ) đã có bài viết về Thành phố Oak Ridge và bí mật của nó trong thập niên 40 của thế kỷ trước. 

Cùng xem, một trong những căn cứ tuyệt mật của Mỹ phục vụ cho Manhattan Project có gì dưới ngòi bút của David Smith.

Ngày Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật, một bí mật khủng khiếp bị phanh phui - Ảnh 4.

Cư dân Oak Ridge phải sống trong "sự bình thường giả tạo" vài năm trước khi bí mật của chính thành phố bị phanh phui.

Có điều gì đó rất khác lạ xảy ra tại bang Tennessee năm 1943. Hàng ngàn công nhân trẻ đổ dồn về một khu vực rộng 239 km2, cách Knoxville 40km về phía Tây (ý chỉ Oak Ridge). Nhà cửa và các nhà máy mọc nhanh và nhiều như nấm sau mưa. Vậy mà, cả thành phố Oak Ridge lại như "vô hình" trên bản đồ và cả khi Thế chiến II đang diễn ra.

Rất ít người hiểu chuyện gì đang xảy ra tại đây, ngay cả những người đang sống tại Oak Ridge. Nghe phong thanh là chính phủ đang bắt đầu một cuộc đua chế tạo bom nguyên tử nhằm đối phó với tay trùm phát xít Đức Adolf Hitler.

Oak Ridge bí mật với thế giới. Và Oak Ridge cũng bí mật với chính cư dân của nó!

Ngày Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật, một bí mật khủng khiếp bị phanh phui - Ảnh 5.

Nhà cửa, nhà máy tại Oak Ridge mọc nhanh như nấm sau mưa. Nguồn: The Guardian

Oak Ridge là một trong ba "căn cứ tuyệt mật" phục vụ cho Dự án Manhattan của chính phủ, bên cạnh Los Alamos ở bang New Mexico; và Hanford/Richland ở bang Washington.

Tính đến khi Thế chiến II kết thúc, tổng hơn 125.000 nhà khoa học, kỹ sư và nhân công được tuyển dụng vào làm việc tại 3 thành phố mật này. Bất cứ ai từ 12 tuổi trở lên đều phải đeo thẻ ID. Các từ như "nguyên tử" hay "uranium" đều cấm kỵ - Không ai được nói chuyện, bàn tán hay nhắc đến hai từ này trong các cuộc hội thoại hàng ngày.

Thoạt nhìn, họ có vẻ giống như những người Mỹ bình thường. Nhưng càng về sau, những điều kỳ lạ liên tiếp xảy ra theo nhiều cách khác nhau. 

Ngày Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật, một bí mật khủng khiếp bị phanh phui - Ảnh 6.

Cuối năm 1942, chưa đầy một năm sau khi Mỹ bước vào cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, một vài cư dân của Oak Ridge bị trục xuất khỏi đây, nhà cửa họ từng ở bị phá hủy hoàn toàn. Rồi đến năm 1943, hàng ngàn người đổ xô về đây. Khi nhà cửa chưa kịp xây, họ chấp nhận sống tạm trong các khu lều mới dựng lên.

Một số ít hiểu rằng, Đức Quốc xã đang theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân và chính phủ (Mỹ) thì đang dốc toàn bộ sức lực và tiền của để nắm trong tay vũ khí này đầu tiên.

Tính đến khi Thế chiến II tàn canh, dân số của Oak Ridge từ 13.000 người đã tăng lên 75.000 người. Những cư dân nơi đây "được thỏa thuận" là phải sống như những người bình thường. Làm việc và sinh hoạt như ở nhà trước đây.

Cư dân Oak Ridge phải sống trong "sự bình thường giả tạo" chỉ đôi năm bởi, khi nghe tin Mỹ thả quả bom nguyên tử "Little Boy" xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945, khiến 10.000 người vĩnh viễn ra đi thì bí mật của thành phố trong mắt cư dân của nó bắt đầu sáng tỏ.

Dân cư của thành phố hoảng loạn. Xen lẫn trong tiếng khóc thể hiện niềm hối hận, đau thương là những điều thực tế mà chính họ phải đối mặt: "Quả bom nguyên tử chết người, sản xuất tại Oak Ridge, được chính phủ lệnh thả xuống Nhật Bản."; Và rằng "Oak Ridge không kích Nhật Bản..."; "Giới công nhân, kỹ sư bắt đầu thấy sợ hãi khi ý thức được việc mình góp tay vào cuộc tấn công kinh hoàng kia"; "Báo chí và đài phát thanh truyền đi những câu chuyện miêu tả "đó là một thứ vũ khí hủy diệt khủng khiếp vô cùng"...

"Vào cái đêm hay tin chính phủ thả quả bom hủy diệt ấy... tôi ngồi sụp xuống và cứ thế khóc mãi" - Mary Lowe Michel, cư dân của Oak Ridge nhớ lại.

Về sau, khi Thế chiến II kết thúc, Mỹ bước vào cuộc chiến mới - Chiến tranh Lạnh - cả ba thành phố bí mật của Mỹ vẫn hoạt động như khu công nghiệp quân sự, tiếp tục phát triển các chương trình vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến mới cũng như nghiên cứu khoa học rộng lớn hơn. Ngày nay Oak Ridge tham gia rất nhiều vào năng lượng tái tạo.

Chú thích trong bài:

(1) Số liệu do The Guardian cung cấp trong bài viết đăng ngày 3/5/2018.

Theo: soha.vn

Tags:
Ông bố đơn thân vẽ tranh mô tả cuộc sống hàng ngày

Ông bố đơn thân vẽ tranh mô tả cuộc sống hàng ngày

Hình ảnh ông bố tự tay thay tã, giặt giũ, địu con đi siêu thị chạm vào trái tim cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất