Nghĩa trang thời công nghệ 4.0 tại Nhật: Xây tháp cao ngay tại Tokyo, người thân có thể thăm viếng, đọc kinh niệm Phật bằng smartphone

Qua đời ở Nhật hóa ra cũng đắt đỏ như khi sống ở đây vậy. Để mua một ngôi mộ ở các thành phố sầm uất bạn có thể phải bỏ ra từ 3 triệu yen (khoảng 27.000 USD) đến gần 8 triệu yen.

08:00 14/05/2019

Với thực trạng 20% dân số Nhật Bản ở độ tuổi hơn 70, nhu cầu tìm nơi chôn cất đang tăng cao.

Nếu chôn cất ở những nơi cách xa thành phố sẽ rẻ hơn, nhưng khoảng cách đi lại cực kỳ xa. "Phần mộ của dòng họ tôi nằm ở tỉnh Shiga", Akira Suenaga, 48 tuổi, hiện sống cách Tokyo 300km, cho biết. "Mỗi lần 3 người chúng tôi đi thăm mộ lại mất khoảng 80.000 yen. Đó là chưa kể tiền thuê khách sạn nếu muốn ở qua đêm. Chúng tôi đang tính chuyển mộ lên Tokyo".

Nghĩa trang thời công nghệ 4.0 tại Nhật: Xây tháp cao ngay tại Tokyo, người thân có thể thăm viếng, đọc kinh niệm Phật bằng smartphone - Ảnh 1.

Hiện rất nhiều người Nhật đang xem xét sử dụng dịch vụ nhà lưu tro cốt công nghệ cao ở Tokyo, với chi phí bằng một phần ba so với việc chôn cất thông thường, và có thể xây ngay tại trung tâm các thành phố. Các gia đình ở Nhật Bản thường đi thăm mộ người thân ít nhất mỗi năm một lần, việc này khá tốn kém và bất tiện nếu mộ phần ở quá xa. Với nhà lưu tro cốt, họ chỉ cần đi một chuyến tàu điện ngầm và có thể thực hiện trên đường từ chỗ làm về nhà.

Nhà lưu tro cốt bắt đầu xuất hiện ở các thành phố lớn tại Nhật Bản từ 10 năm trước. Nhưng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, các nhà cung cấp dịch vụ đang tìm kiếm các giải pháp công nghệ cao để chứa được nhiều bình đựng di cốt hơn mà lại tốn ít không gian hơn.

Vào năm 2017, công ty Takuto công bố kế hoạch xây dựng một nhà lưu tro cốt mới gần Vịnh Tokyo có khả năng lưu được 100.000 bình tro cốt. Takuto gọi công trình mới này là "Nghĩa trang IT". Người thân có thể "thăm viếng" người đã khuất qua smartphone hoặc máy tính và đọc các bài kinh Phật cho họ.

Nghĩa trang thời công nghệ 4.0 tại Nhật: Xây tháp cao ngay tại Tokyo, người thân có thể thăm viếng, đọc kinh niệm Phật bằng smartphone - Ảnh 2.

Nhà để tro cốt Kuramae Ryoen nằm ở quận Asakusa, khai trương vào năm 2017, chỉ cách ga tàu điện ngầm 5 phút đi bộ. Các bình tro cốt được đặt ở một điện thờ nhỏ có thể chứa đến 8 bình. Một cánh tay máy lấy ra một bình và chuyển đến một gian riêng để các gia đình có thể thăm viếng. Bên trong tòa nhà 6 tầng là các điện thờ, phòng chờ và các gian nhỏ để người thân thăm viếng riêng.

Kuramae Ryoen, được quản lý bởi một ngôi đền đã 550 năm tuổi, cung cấp 2 gói dịch vụ: Gói cơ bản có giá 850.000 yen (không gồm khoản phí bảo trì hàng năm 12.000 yen) cho phép gia đình thăm viếng ở gian riêng, và gói nâng cao với giá 980.000 yen, có gian thăm viếng riêng đẹp hơn và được sử dụng phòng đợi.

Những ai đang tìm kiếm dịch vụ dạng này có thể truy cập vào một trang web chuyên biệt gọi là Ouhaka, trong đó có cả một danh sách các lựa chọn theo khu vực, cho phép người dùng bình luận.

Nhưng có lẽ nơi lưu tro cốt ấn tượng nhất ở Tokyo lại nằm trong một ngôi đền. 

Byakurenge-do chỉ cách ga tàu điện ngầm Shinjuku 5 phút đi bộ, được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Kiyoshi Sey Takeyama. Ngôi đền được xây dựng mô phỏng một bông hoa sen – biểu tượng của đạo Phật, với phần bên ngoài bằng xi măng trắng cao tới 6 tầng.

Nghĩa trang thời công nghệ 4.0 tại Nhật: Xây tháp cao ngay tại Tokyo, người thân có thể thăm viếng, đọc kinh niệm Phật bằng smartphone - Ảnh 3.

Khu vực lưu tro cốt có thể chứa tới 7.000 bình đựng di cốt. Ngôi đền này còn gồm một nhà hát và một khu tĩnh tâm. Bên trong Byakurenge-do, khách đến thăm có thể chọn các gian thăm viếng riêng với chủ đề thạch anh tím hoặc dải ngân hà.

Khi họ đến gian riêng của mình, ánh sáng sẽ rọi vào chầm chậm, tạo ra một bức bích họa tuyệt đẹp trên nền nhà. Tro cốt của người đã khuất sẽ được mang ra trên một băng chuyền, dừng lại ở một bàn thờ đạo Phật lộng lẫy và cửa sổ sẽ mở ra. Một viên đá nóng phát sáng để khách đặt hương bột lên. Trong khi mùi hương lan tỏa trong không trung, một bức ảnh của người quá cố sẽ hiện ra.

Theo người quản lý ngôi đền này, Tassho Okamura, ngày nay họ có khá nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng hy vọng Byakurenge-do sẽ tiếp tục có thêm khách hàng. "Chúng tôi muốn đây là nơi cả người sống và người chết có thể tìm thấy sự yên bình".

Theo: kenh14.vn

Tags:
Bác sĩ da liễu đã có câu trả lời về việc: Có nên tẩy chay kem chống nắng vì sợ kem ngấm vào máu hay không?

Bác sĩ da liễu đã có câu trả lời về việc: Có nên tẩy chay kem chống nắng vì sợ kem ngấm vào máu hay không?

Đây là câu trả lời từ chính những bác sĩ da liễu nổi tiếng trước vấn đề đang gây xôn xao cộng đồng làm đẹp thời gian qua.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất