Ngừng ảo tưởng về mức lương đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018

Rất nhiều người có mong muốn đi xuất khẩu lao động để có cơ hội đổi đời và thay đổi cuộc sống gia đình với những mức thu nhập khủng.

18:30 09/05/2018

Vậy thực chất người lao động làm việc tại Nhật Bản sẽ nhận được mức lương là bao nhiêu? Mỗi tháng lao động sẽ tích lũy được bao nhiêu? Sự thật mức thu nhập của người lao động có được 40 – 60 triệu/tháng không?

Video chia sẻ về mức thu nhập thực tế mà của thực tập sinh đang làm việc tại Nhật Bản

Hiện nay, khi lao động tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật Bản sẽ ký hợp đồng với xí nghiệp mức lương 120.000 – 150.000 Yên/tháng ( tương đương 24 – 30 triệu đồng/tháng với 1 Yên = 200 đồng như hiện nay).

Tính ra mỗi giờ người lao động làm việc tại Nhật Bản sẽ nhận được 810 ~ 920 Yên/tháng, mỗi ngày làm việc không quá 8 tiếng, từ 40 – 44h/tuần.

Bài toán đưa ra:

Ngày làm 8 giờ, tuần làm 5 ngày => một tháng làm: 8 x 5 x 4 x (810 ~ 920) = 129.600 ~ 147.200 (Yên/tháng) tương đương khoảng 26 ~ 30 triệu/tháng

Tuy nhiên người lao động bị thu lại các khoản chi phí sinh hoạt và tiền đóng thuế, bảo hiểm xã hội để ra mức lương thực lĩnh.

CÁCH TÍNH LƯƠNG THỰC LĨNH CỦA THỰC TẬP SINH

Các khoản chi phí bao gồm: thuế, bảo hiểm, phí nội trú + phí sửa chữa, tiền ăn + điện + nước + gas và các khoản phụ phí khác (hầu như không có công ty thu phụ phí).

Như vậy, mỗi tháng người lao động nhận được mức thực lĩnh 17 – 20 triệu đồng.

Không có gì thực tế bằng chính những lời chia sẻ của những người đã từng sống và từng làm việc tại Nhật Bản.

Sau 3 năm làm việc tại Nhật Bản tích lũy được gần 1 tỷ đồng Việt Nam – chia sẻ của bạn Nguyễn Phú Diệu trên báo Dân trí ra ngày 13/12/2016

“50, 60 triệu gần như là không có đối với trường hợp bạn là thực tập sinh. Mức thu nhập này thường thì chỉ đi dưới dạng là Visa Điều Dưỡng hay Kỹ sư Nhật Bản.

40 – 45 triệu/tháng – là mức thu nhập mà khá nhiều thực tập sinh Việt vẫn nhận được khi đi XKLĐ Nhật Bản với điều kiện nhiều việc làm thêm ngoài giờ hay ngày nghỉ.”

Chia sẻ của bạn Công Danh trên trang Cộng Đồng Việt Nhật (fanpage có lượng tương tác lên tới 214.955 thành viên) về mức thu nhập đi làm việc tại Nhật Bản nhận được hơn 300 comment chia sẻ thực tế của người lao động đã từng làm việc tại Xứ sở mặt trời mọc.

Một điều không thể phủ nhận rằng có những lao động làm việc cực khổ vất vả hàng ngày nhưng mức lương về tay cũng chỉ có 7, 8 “lá”

Về cơ bản mức thu nhập 28 – 30 triệu là chưa trừ các khoản ăn ở, thuế, bảo hiểm, – người lao động nên tìm hiểu kĩ trước khi đi làm việc tại Nhật Bản

Bên cạnh đó cũng có khá nhiều làn sóng bất bình khi mức lương về tay của người lao động không được màu hồng như các nhà môi giới chia sẻ, hay đăng tin tuyển dụng trên các nhóm, fanpage.

Vậy tại sao lại có người đi làm việc ở Nhật Bản mà có thu nhập hàng tháng lên tới 40 – 50 triệu VNĐ?

Thứ nhất là những người này đã làm việc lâu năm và làm việc tốt, giữ chức vụ cao nên có mức lương cao hơn những lao động bình thường.

Thứ hai là làm thêm nhiều, tăng ca hiệu quả.

Nếu tăng ca, làm thêm thì lao động sẽ được:

– Làm thêm giờ ngày bình thường +25% lương cơ bản.

– Làm từ 22h – 5h sáng + phụ cấp ăn đêm trực tiếp vào lương.

– Ngày nghỉ +35% lương.

Chia sẻ của bạn Dũng khi nhận được mức lương lên tới hơn 20,6 man – tương đương 41,3 triệu VNĐ khi đi XKLĐ Nhật Bản

Với một đất nước nổi tiếng là chăm chỉ như Nhật Bản thì người lao động sẽ thường xuyên có việc để làm thêm giờ.

Vậy không phải nói ngoa khi lương của lao động phổ thông tại Nhật Bản còn lớn hơn thạc sĩ tại Việt Nam

Nói chung, thu nhập 30 – 40 triệu đối với một lao động đi làm việc tại Nhật Bản là hoàn toàn có thể nếu các bạn chọn được công việc phù hợp với bản thân, chăm chỉ làm thêm,tăng ca tốt.

1. Tính đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản – Hàn Quốc – Đài loan đi XKLĐ quốc gia nào có mức thu nhập cao nhất

Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan vẫn luôn nằm trong top 3 thị trường thu hút một lượng lớn lao động Việt sinh sống tại Việt Nam

Điển hình năm 2016 có 45.000 lao động sang Nhật Bản làm việc có thời hạn theo visa thực tập sinh (dành cho lao động phổ thông) và kỹ thuật viên (dành cho kỹ sư).

Với con số này, Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam thứ hai, chỉ sau Đài Loan (khoảng 67.000 lao động, một thị trường dễ đi và mức thu nhập bấp bênh).

Đáng nói là lượng lao động sang Nhật làm việc vẫn tiếp tục tăng hàng năm và nhiều triển vọng ở các mảng lao động khác như: điều dưỡng, lao động tay nghề,…

Hàn Quốc tuy thị trường lao động đang khá hot nhưng thị trường này tiếp nhận còn tương đối nhỏ giọt.

So về mức thu nhập thì Nhật Bản vẫn luôn “là điểm sáng” dành cho các bạn trẻ Việt mong muốn thay đổi cuộc sống, học hỏi kinh nghiệm tai đất nước đứng đầu về mặt kinh tế.

2. Khảo sát tại một số công ty về mức thu nhập cơ bản khi đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản

Tham khảo một số đơn hàng đăng tuyển đi XKLĐ Nhật Bản trên các fanpage tại 1 sô công ty mức lương xuất khẩu lao động nhật bản hiện nay

Thực sự mức lương về tay người lao động có được như các nhà môi giới Việt Nam nói không?

Vì đã quá quen thuộc và gần gũi với các lao động Việt Nam mong muốn thay đổi cuộc đời. Chính vì vậy họ đã đánh đúng vào tâm lý chung của lao động là tiền. Đưa ra những lời mời chào với mức thu nhập lên tới 30 – 40 triệu.

Tuy nhiên đây là các khoản chưa trừ chi phí sinh hoạt, nhà ở hay bảo hiểm thuế vv….

-> Mức thu nhập tại Nhật Bản là khá cao so với thu nhập bình quân tại Việt Nam nhưng chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản lại rất đắt đỏ.

3. So sánh mức lương giữa xuất khẩu lao động Nhật Bản với làm việc tại các khu công nghiệp Việt Nam

Bảng thống kê thu nhập và chi phí sinh hoạt của thực tập sinh Việt tại Nhật Bản và công nhân làm việc tại Việt Nam

Như vậy:

– Nếu so sánh sau 3 năm cùng 1 công việc, cùng 1 thời gian thì thực tập sinh sau khi về nước có 1 khoản vốn liếng lên tới 500 – 600 triệu đồng.

– Nếu làm việc tại các khu công nghiệp tại Việt Nam người lao động nếu cần cù chịu khó và tiết kiệm thì người lao động chỉ để được ra 30 – 50 triệu.

Đây chính là điểm cuốn hút khiến hàng nghìn người lao động Việt trong 1 vài năm trở lại đây có xu hướng đổ xô đi nước ngoài làm việc nhằm mục đích thay đổi cuộc sống.

4. Vậy tại sao lại có sự chệnh lệch về mức thu nhập khi cùng 1 ngành nghề, cùng 1 tỉnh?

“Thu nhập từ làm thêm” – chính là yếu tố quyết định lớn người lao động có thể nâng cao mức thu nhập lên đến 40 – 50 triệu/tháng.

Chỉ cần tính sơ: Mỗi ngày làm thêm 2 giờ và các ngày cuối tuần làm thêm 8 giờ đồng hồ. Trung bình bạn làm thêm 1 tháng 72 giờ.

Với thu nhập làm thêm cố định tại Nhật Bản quy định bằng 125% giờ làm cơ bản vào ngày thường và 135% vào làm cuối tuần.

Thì thu nhập làm thêm của bạn sẽ là: (26 ~ 30) x (40×125% + 32×135%)/176= 13,77 ~ 15,89 triệu đồng/tháng

Chia sẻ của bạn Nguyễn Văn Minh – 21 tuổi, làm việc ngành cơ khí tại tỉnh Aichi, Nhật Bản:

“Những tháng đầu có lẽ con số 40 triệu quá xa vời đối với em. Đơn giản vì kinh nghiệm chưa có tay nghề gần như con số 0 nên chủ xí nghiệp Nhật Bản gần như phải đào tạo lại từ đầu. mức thu nhập 3 tháng đầu của em chỉ là tiền trợ cấp…. Yên/tháng.

Nhưng sau vài tháng khi kinh nghiệm và tay nghề em đã cứng lên thì mức thu nhập của em là 28 triệu/tháng + các khoản làm thêm ngoài giờ vào thứ 7 thì mức thu nhập có những tháng lên đến 40 – 45 chuyện là có thật”

=> Chính vì vậy không có một con số cụ thể nào về mức lương dành cho người lao động đi làm việc tại Nhật Bản. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào bạn làm cho doanh nghiệp nào và ở đâu?

5. Vậy thực tế thu nhập của người lao động là bao nhiêu? Về tay người lao động Việt sau khi trừ các khoản chi phí sinh hoạt còn bao nhiêu?

Thực tế thu nhập của người lao động đi làm việc tại Nhật Bản sẽ được tính theo giờ làm việc. Bình quân mỗi giờ làm việc người lao động sẽ được 810 – 920 Yên/giờ.

Bài toán đưa ra:

Ngày làm 8 giờ, tuần làm 5 ngày => một tháng làm: 8 x 5 x 4 x (810 ~ 920) = 129.600 ~ 147.200 (Yên/tháng) tương đương khoảng 26 ~ 30 triệu/tháng

Bảng biểu chi phí sinh hoạt của thực tập sinh tại Nhật Bản:

Như vậy sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí nộp cho công ty và đóng thuế, bảo hiểm thì mức lương thực nhận của người lao động chỉ còn khoảng 90.000 – 110.000 Yên (khoảng 18 – 22 triệu).

6. Một vài hình ảnh chia sẻ của thực tập sinh công ty TTC Việt Nam về mức thu nhập đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản

Dưới đây công ty TTC Việt Nam có gặp gỡ và trao đổi với một số thực tập sinh đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản về công việc hàng ngày và mức thu nhập hàng tháng của các bạn

Chia sẻ của bạn Nguyễn Thị Hạnh – thực tập sinh ngành đóng gói thực phẩm tại TTC Việt Nam

“Công việc hàng tháng của tụi em là đóng gói cơm hộp, công việc khá nhàn, thời gian làm thì từ thứ 2 đến thứ 6. Vì nằm ở khu vực thành phố nên thu nhập hàng tháng cũng khá cao.

Lương cơ bản của tụi em chưa tính làm thêm là 155.246 Yên/tháng. 1 tháng thì làm thêm khoảng 30 giờ. Ngày cuối tuần rảnh rỗi thì mấy đứa lại rủ nhau đi chơi cho biết đây biết đó.”

Bạn Hạnh (thực tập sinh công ty TTC Việt Nam) đang làm việc ngành cơm hộp tại Nhật Bản

Công ty vẫn thường xuyên liên lạc, hỏi han tình hình khi thực tập sinh đã sang làm việc

Nhờ chăm chỉ, mức thu nhập của Hạnh rất tốt, mỗi tháng bạn gửi về được 15 man (khoảng 31 triệu đồng) về cho gia đình.

Người lao động thậm chí còn nhận mức lương lên đến 60 triệu/tháng

Những lúc công ty rất nhiều việc, nếu chăm chỉ và sức khỏe tốt có thể làm thêm nhiều thì chuyện lương tháng đạt được 30 man = 300.000 Yên (~ 60 triệu đồng) là điều hoàn toàn có thật.

Tùy vào từng ngành nghề thời điểm nhiều công việc như:

– Xây dựng: công ty nhận nhiều công trình

– Công xưởng: công ty, xí nghiệp có nhiều đơn đặt hàng

– Nông nghiệp: vào đúng mùa vụ của nhiều nông sản

Thực tập sinh Nguyễn Thị Nghiên của công ty TTC Việt Nam nhận mức thu nhập 30 lá = 30 man một tháng

Thêm một thực tập sinh đi đơn hàng của công ty TTC Việt Nam nhận mức thu nhập 60 triệu/tháng

Vì vậy với mức lương tháng 40 triệu đồng tại Nhật Bản là điều hoàn toàn đạt được nếu người lao động chăm chỉ, nỗ lực không nản chí và đi được những đơn hàng tốt.

7. Những yếu tố khác tác động đến chênh lệch mức lương

– Thay đổi theo tính chất công việc: Nếu những công việc yêu cầu kinh nghiệm, kỹ thuật cao thì mức lương cơ bản cũng sẽ cao hơn.

Hoặc những công việc nặng nhọc, vất vả như xây dựng, tiền lương về tay cũng thường ở mức cao hơn so với lương cơ bản Nhật Bản quy định.

– Thay đổi theo khu vực: Mức lương mà bạn nhận được cao hay thấp cũng có thể do bạn đang sinh sống ở vùng nào.

Nếu như bạn ở các thành phố lớn, kinh tế trọng điểm hàng đầu của Nhật Bản sẽ cao hơn khi bạn ở các vùng, các tỉnh nông thôn, ngoại ô.

Nhưng kèm theo đó những vùng có mức lương cao kia ví dụ như Tokyo, Kanagawa, các tỉnh thuộc vùng Kanto,… có chi phí sinh hoạt đắt đỏ hơn nhiều so với các vùng nông thôn, ngoại ô.

– Thay đổi theo khung lương xí nghiệp:

Có những xí nghiệp họ trả lương người Nhật cao hơn những lao động nước ngoài nhưng có những công ty họ không muốn tiền lương của công nhân viên chênh lệch nhau quá nhiều dẫn đến lục đục trong nơi làm việc, sẽ không có sự phân biệt nào.

Thông thường các công ty Nhật sẽ trả theo đúng năng lực, công việc làm ra của mỗi người.

>> Việc lựa chọn đơn hàng phù hợp với mức thu nhập tốt không phải dễ. Việc này còn phụ thuộc vào độ tuổi, ngoại hình, kinh nghiệm, tính chất công việc,..

8. Top 5 đơn hàng có mức thu nhập CAO khi đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018

Thay vì 63 ngành nghề như trước đây, tính đến năm 2018 thị trường XKLĐ Nhật Bản tiếp nhận hơn 80 Visa ngành nghề cho lao động Việt Nam.

Vậy liệu ngành nghề nào sẽ có thu nhập cao – đáng đồng tiền bát gạo mà người lao động Việt Nam nên đăng kí trong năm 2018 này.

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về mức lương xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Theo: laodongnhatban

Tags:
Chàng thạc sỹ đi XKLĐ bất ngờ với mức lương cao bất ngờ so với Việt Nam

Chàng thạc sỹ đi XKLĐ bất ngờ với mức lương cao bất ngờ so với Việt Nam

Nhiều người cho rằng, thạc sĩ, cử nhân đi xuất khẩu lao động kiếm được nhiều tiền lắm!!!

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất