Người lao động đi làm việc ở Nhật, Hàn có thể sẽ không phải đóng phí?

Chiều 23/10, Quốc hội tiến hành thảo luận về Dự thảo luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

07:00 25/10/2020

Một trong những điểm còn gây nhiều tranh luận đó là có nên quy định chỉ giao cho Trung tâm dịch vụ việc làm của 1 tỉnh (do Chủ tịch tỉnh thành lập) đưa người lao động Việt Nam đi nước ngoài theo Thỏa thuận quốc tế hay phải giao cho cả doanh nghiệp ngoài công lập để tạo sự công bằng, bình đẳng?

Cụ thể, tại điều 74 của Dự thảo Luật, cơ quan soạn thảo trình 2 phương án, trong đó phương án 1 là: Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện: Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao để thực hiện Thỏa thuận quốc tế sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Điều này được hiểu là chỉ Trung tâm DVVL của các tỉnh mới được đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Thỏa thuận quốc tế.

Liệu có mất công bằng?

Không đồng tình với các đại biểu ủng hộ phương án chỉ giao cho các Trung tâm DVVL các tỉnh thực hiện việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Thỏa thuận quốc tế, đại biểu Tạ Văn Hạ – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu cho biết, Luật xây dựng phải tạo ra 1 môi trường bình đẳng, công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong đó có cả đơn vị công lập và ngoài công lập. Khi có những thỏa thuận, hiệp ước, cam kết giữa 2 Chính phủ về đi lao động nước ngoài thì phải được công khai, phải đưa ra đấu thầu. Chứ ko phải giao cho đơn vị công lập, còn đơn vị ngoài công lập phải tự bơi.

Đại biểu Hạ chia sẻ quan điểm, thị trường lao động việc làm muốn phát triển mạnh thì phải cân bằng, như 2 cái cánh của con chim mới bay được. Nếu luật xây dựng được theo nguyên tắc này thì không còn vấn đề để tranh cãi nữa. Tại sao người đi theo ngạch của cơ quan nhà nước tổ chức thì không phải đóng chi phí trong khi người đi theo doanh nghiệp bên ngoài thì phải đóng phí? Như vậy là không công bằng với chính những người lao động với nhau.

Đồng quan điểm, đại biểu Lê Thị Nguyệt – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, nếu thực hiện theo dự thảo thì liệu có tạo sự bất bình đẳng? Có tạo thêm cơ chế “xin – cho”?

Toàn cảnh phiên thảo luận.

Đại biểu Lê Thị Nguyệt phân tích, Điều 74 của Dự thảo Luật quy định khi các Trung tâm DVVL của các tỉnh đảm nhiệm thêm vấn đề đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các thỏa thuận quốc tế thì không được làm tăng thêm biên chế và không tăng thêm ngân sách. Đại biểu Nguyệt lo ngại về vấn đề này. Đại biểu Nguyệt lấy dẫn chứng, các doanh nghiệp chuyên đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải có rất nhiều người, có doanh nghiệp lên đến hàng trăm người.

Đại biểu Lê Thị Nguyệt cũng dành những lo lắng về chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên ở Trung tâm DVVL các tỉnh bởi phần nhiều cán bộ ở các Trung tâm này chưa thật sự được đào tạo 1 cách bài bản về nghiệp vụ tư vấn… Đại biểu Nguyệt cho rằng, từ trước đến nay, nhiệm vụ của họ là hỗ trợ thực hiện chính sách đối với người thất nghiệp trong khi nhiệm vụ chính là giới thiệu việc làm cho người lao động thì chưa phát huy được hiệu quả.

Nhật Bản, Hàn Quốc không đồng ý giao cho doanh nghiệp

Phát biểu tiếp thu, giải trình về các ý kiến còn khác nhau về Dự thảo Luật của các đại biểu Quốc hội, đồng chí Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, về vấn đề quy định đối tượng áp dụng tại Điều 2, trong đó có vấn đề giao nhiệm vụ cho Trung tâm DVVL, thời gian vừa qua, nhu cầu từ các địa phương của 2 quốc gia, nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản, Chính phủ thấy đây là vấn đề mới, do đó tiến hành đồng ý cho 6 tỉnh làm thí điểm. Chủ yếu 6 tỉnh này làm việc thí điểm với các địa phương của Hàn Quốc, trong đó chỉ tập trung đưa một lực lượng lao động ngắn hạn 3 tháng đến 5 tháng ở độ tuổi lao động cho đến 60, thời gian tối đa 5 tháng.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, đây là giải pháp để cắt giảm chi phí cho người lao động, bởi vì người lao động không phải trả tiền dịch vụ và tiền môi giới. Ở đây nó có tranh chấp gì với doanh nghiệp không? Câu trả lời là không có, bởi vì hoàn toàn phi lợi nhuận. Trung tâm này chỉ thực hiện nhiệm vụ khi có thỏa thuận giữa Chủ tịch UBND một địa phương của chúng ta với Hàn Quốc, sau khi Chủ tịch UBND báo cáo với các bộ, đó là Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Bộ Ngoại giao đồng ý thì mới tiến hành. Như vậy, trung tâm này chỉ thực hiện ở công việc khi được giao.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng khẳng định, việc này chỉ thực hiện ở những thời điểm nhất định, chứ không phải trong cả quá trình; thời gian thực hiện thì chỉ thực hiện trong 3 đến 5 tháng và không hề phát sinh bộ máy, không hề phát sinh tổ chức mới.

“Sau kỳ họp thứ 9 và nhất là trong tuần vừa rồi báo cáo với Quốc hội, chúng tôi trao đổi lại với cơ quan quản lý lao động của 2 quốc gia đang phối hợp với chúng ta để xuất khẩu lao động là Hàn Quốc và Nhật Bản. Chúng tôi nhận được câu trả lời là nếu giao cho doanh nghiệp thì họ không thống nhất, họ đề nghị đây là phi lợi nhuận vì họ nói là đã giao cho doanh nghiệp là có thu phí. Họ chỉ đồng ý với chúng ta về nguyên tắc là giao cho một đơn vị nào đó tùy chúng ta trực thuộc tỉnh, nhưng không thu phí, không có lợi nhuận. Thứ hai, nếu không giao cho đơn vị phi lợi nhuận thì cũng có nghĩa là cơ hội tạo việc làm cho một bộ phận người lao động của chúng ta sẽ mất đi” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ.

Nguồn: baovephapluat.vn

Tags:
Bị giục 'xᴜng côпg quỹ' 100 tỷ vì lỡ có mệпh hệ gì, Thủy Tiên đáp пgay 'Có gì aпh Vinh lo tiếp'

Bị giục "xᴜng côпg quỹ" 100 tỷ vì lỡ có mệпh hệ gì, Thủy Tiên đáp пgay "Có gì aпh Vinh lo tiếp"

Trước bình luận có phần khiếm nhã của cư dân mạng, Thủy Tiên đã đáp trả gay gắt.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất