Người mẹ già tằn tiện cả đời nuôi đi du học: Khi con thành đạt bên trời Tây, ở quê nhà Mẹ lại khốn khổ với số nợ đã vay
Suốt 12 năm qua, bà Liên không ngừng làm việc rồi bán cả nhà để lấy tiền nuôi con đi du học. Nhưng khi con trai đã thành đạt bên trời Tây thì cuộc sống của bà Liên lại chìm trong nước mắt và tủi thân vì…
14:37 25/10/2022
Chồng mất từ năm con trai lên 8, tất cả mọi thứ đều đặt lên vai người phụ nữ ốm yếu như bà Liên. Trước nhà bà đã nghèo, giờ chồng mất lại con nghèo hơn nữa. Thương con bé mà đã phải chịu cảnh mất bố, sống trong cái đói nghèo bà Liên cố gắng đi làm thuê cấy mướn để lấy tiền nuôi con ăn học. Cũng may thằng Lâm – con trai bà học giỏi lại ngoan nữa. Nó thương mẹ lắm, cứ hễ tan học lại chạy vội về nhà nấu cơm, ra đồng phụ mẹ vài việc nhỏ.
Cứ thế năm tháng trôi qua, rồi con trai bà cũng đậu vào đại học. Tin ấy khiến bà Liên mừng rớt nước mắt, đi đâu bà cũng khoe con giỏi các kiểu. Nhưng sau niềm vui ấy lại là nỗi lo toan, gánh nặng với bà. Con vào đại học cũng là lúc bà Liên phải đối mặt với tiền học phí, tiền sinh hoạt cho con trai ở Thủ đô. Thương mẹ và biết hoàn cảnh gia đình khó khăn Lâm định bỏ giấc mơ vào giảng đường đại học để đi làm công nhân kiếm tiền nuôi mẹ. Nhưng bà Liên đã phản đối, bà bảo dù nghèo đến mấy bà cũng cố lo cho con ăn học thành tài.
Sau lần ấy, Lâm ngậm ngùi lên thành phố học và cầm theo món tiền lớn mà mẹ anh đã vay mượn khắp nơi để có tiền cho anh con học. Con đi học, bà Liên lại quần quật cấy trồng gần 2 mẫu ruộng rồi đi làm thuê các kiểu. Nhờ giời thương tình, lúa khoa nhà bà cho năng suất cao lắm nên cũng đủ tiền nuôi Lâm học đại học.
Dù nghèo đến mấy bà cũng cố lo cho con ăn học thành tài (ảnh minh họa)
Thế rồi cậu con trai ấy về thăm bà, Lâm bảo muốn đi du học nước ngoài để tự tạo cơ hội làm giàu cho mình. Anh muốn ra ngoài kiếm thật nhiều tiền để mai này cho mẹ 1 cuộc sống sung túc. Nghe thấy 2 từ du học bà Liên thấy cao sang quá, nghe nói du học đắt tiền lắm và những ai sau khi đi học xong ai cũng thành đạt và giàu có. Nghĩ vậy, bà gật đầu với nguyện ước của con trai. Bà bảo con cứ đi làm thủ tục đi, tiền cứ để bà mẹ già này lo.
Thế rồi, từ 2 mẫu ruộng bà lại cấy thêm mẫu nữa để kiếm tiền cho con đi du học. Chỉ còn 1 năm nữa thôi là Lâm bay rồi, bà phải cố gắng kiếm hoặc vay mượn được đâu đó 500 triệu cho con đi du học mới được. Nhưng làm đến còng lưng, kiệt sức bà chỉ dành dụm được có vài chục triệu. Bí quá làm liều, bà gọi người vào bán luôn mảnh đất mảnh tiền mẹ con bà đang ở đi. Bây giờ chuyện quan trọng nhất là con đi du học thành tài, chứ bà già rồi ở đâu cũng được cớ sao phải ở chỗ đất đẹp thế này. Gọi người vào bán, kỳ kèo mãi họ mới chịu mua mảnh đất của bà với giá 200 triệu.
Bán nhà, bà Liên chẳng còn nhà mà ở. Bà liền thuê tạm 1 căn nhà cấp 4 dột nát với giá 200 ngàn/tháng để ở. Đưa hơn 200 triệu cho con trai đi du học, bà rớt nước mắt bảo con cứ cầm tạm bà ở nhà sẽ kiếm thêm rồi gửi sang cho con ăn học.
Vậy là 4 năm Lâm đi du học, bà Liên làm cật lực đến mức ngất cả ra đồng vì kiệt sức mới đủ tiền gửi cho con sinh hoạt bên đấy. 4 năm vất vả, gian lao nuôi con ăn học cũng qua. Giờ Lâm đã đi làm và tự kiếm ra tiền rồi. Nghe con trai điện về bảo thế bà Liên mừng rớt nước mắt. Nhưng chính trong khoảng thời gian Lâm kiếm ra tiền thì bà Liên ở nhà lại khốn khổ với số nợ đã vay.
Khoảng thời gian Lâm kiếm ra tiền thì bà Liên ở nhà lại khốn khổ với số nợ đã vay (ảnh minh họa)
Bà cứ làm, làm đến người gầy nhom ốm yếu đi thì mới trả hết nợ. Nhưng suốt 12 năm qua kể từ ngày con trai đi du học thành đạt bên trời Tây đến giờ, nó chưa 1 lần về thăm bà, chưa 1 lần gửi tiền về cho bà trả nợ tiêu pha gì hết. Có lẽ Lâm đã quên rằng ở Việt Nam mình có 1 bà mẹ khổ sở và ốm yếu rồi.
Rồi 1 dạo, có người họ hàng đi Tây về. Người ta gặp bà và kể giờ thằng Lâm giàu lắm. Nó đã lấy vợ Tây và làm giám đốc của 1 công ty lớn nhưng người họ hàng đó nhắc đến bà Liên thì Lâm lảng tránh, không tiếp chuyện. Nghe người họ hàng đó nói mà bà chảy nước mắt tủi thân. Con trai bà đã lấy vợ rồi ư? Vậy mà nó không báo với bà 1 tiếng, cũng chả thèm quan tâm xem 12 năm qua bà sống ra sao cả. Hay là Lâm thấy xấu hổ, khinh thường bà mẹ quê nghèo hèn này rồi.
Nhiều người trong xóm thấy bà Liên hôm nao cũng vác cuốc ra đồng làm dù năm nay đã gần 70 tuổi rồi. Họ nhìn mà xót bà giận Lâm vô cùng. Ai đời hy sinh, làm quần quật như trâu kiếm tiền nuôi con ăn học thành tài, giờ giàu có rồi nó bơ bà lão thế kia sao
Thế rồi 1 ngày nọ, mọi người la làng lên bà Liên đã mất. Bà mất từ bao giờ không ai biết cả, chỉ biết bà chết bên mâm cơm không và bức ảnh về cậu con trai bất hiếu là Lâm. Hàng xóm góp tiền vào làm lễ mai táng cho bà Liên, ai cũng thương bà có con mà như không thế này. Chết con nó cũng chẳng thèm dòm ngó ra sao.
Chẳng biết ai báo tin cho Lâm hay, nửa tháng sau anh về quê và vội hỏi hàng xóm mộ mẹ mình ở đâu. Qùy trước nấm mồ đã xanh cỏ của mẹ, Lâm bật khóc nức nở vì chuyện này, nhưng hàng xóm ai cũng bực tức nói anh: “Mẹ mày cả đời khổ vì mày, cuối cùng chết mày cũng có thèm về đâu. Giờ rơi giọt nước mắt giả tạo ấy ra làm gì. Chỉ thương bà lão tội nghiệp, hy sinh hết lòng vì con để rồi…”.
Người Việt dậy sóng với thư du học sinh Nhật gửi Việt Nam
Mộɫ Ьạп ɫɾẻ пgười Nɦậɫ ɫừпg du ɦọc ở Việɫ Nαɱ vừα có Ьài viếɫ gửi giới ɫɾẻ Việɫ Nαɱ kɦiếп dư luậп xôп xαo. Bài viếɫ về văп ɦóα coп пgười Việɫ Nαɱ củα ɱộɫ Ьạп du ɦọc siпɦ Nɦậɫ. Nội duпg Ьài viếɫ пɦư sαu: