Người Nhật tổng kết các lỗi sai buồn cười của người nước ngoài khi dùng tiếng Nhật và cách sửa

Bạn có tự tin rằng mình đã dùng đúng tiếng Nhật hay chưa ạ?

12:00 24/12/2019

Đối với nhiều người, quả thật rất buồn cười khi thấy người Nhật dùng Engrish (tiếng Anh của người Nhật), hay bản thân bạn cũng có thể khiến người bản xứ phải phì cười khi nghe thấy bạn dùng tiếng Nhật đấy.

nguoi-nhat-tong-ket-cac-loi-sai-buon-cuoi-cua-nguoi-nuoc-ngoai-khi-dung-tieng-nhat-va-cach-sua

Cách đây ít lâu, một bạn người Nhật có tài khoản Twitter là @hashishi_ đã đăng một danh sách những từ tiếng Nhật “bí ẩn” (nghe có vẻ kỳ kỳ) mà người này nghe được từ những người nước ngoài.

Các lỗi mắc phải trong hầu hết bảng danh sách này đều do người dùng đã dịch một cách máy móc từ ngôn ngữ mẹ đẻ của họ sang tiếng Nhật hay cố ý áp đặt nghĩa cho những từ đó.

Ảnh chụp màn hình

Ảnh chụp màn hình

Bản thân tôi rất thích những từ kỳ bí do người nước ngoài tạo ra, vì thế nên đã tổng hợp lại nè

Hãy phân tích từng câu một nhé !

Thú thật xem nào, bạn đã bao giờ sử dụng tiếng Nhật như vậy chưa?

1. Kimochi yokunai node kyō wa yasumu

Ý nghĩa người dùng muốn hướng đến: Tôi cảm thấy không khỏe do đó tôi sẽ nghỉ hôm nay

Ý nghĩa thật sự của câu nói: Hôm nay tâm trạng không tốt nên tôi sẽ nghỉ

Ai cho ta thảnh thơi…ai cho ta nghỉ ngơi? (Ảnh tomoni – EPARK)

Ai cho ta thảnh thơi…ai cho ta nghỉ ngơi? (Ảnh tomoni – EPARK)

Đây là một lỗi khá cơ bản. Kimochi là từ chỉ về trạng thái cảm xúc (thuộc tinh thần) chứ không dùng để ám chỉ sức khỏe của bạn.

Thực ra người nước ngoài dễ mắc phải lỗi này vì họ có cụm từ “I don’t feel so good” để chỉ tình trạng sức khỏe không tốt trong tiếng Anh.

Cách nói đúng: Guai ga warui node kyō wa yasumu

2. Totemo tekitō na fuku desu ne!

Ý nghĩa người dùng muốn hướng đến: Bộ đồ rất hợp với bạn đấy

Ý nghĩa thật sự của câu nói: Bộ đồ này rất là…tào lao.

Tekitou là một từ “hack não” rất nhiều người học tiếng Nhật. Nó có nghĩa là “phù hợp” nhưng lại gần với nghĩa “bữa bãi, qua loa, đại khái” hơn.

Một lần nữa, đừng dịch theo nghĩa từng từ, mà hãy sử dụng cả cụm nhé.

Cách nói đúng: Totemo niatteiru fuku desu ne!

3. Tanondemonai chansu ureshii desu

Ý nghĩa người dùng muốn hướng đến: Tôi không ngờ lại có được cơ hội này, tôi rất vui.

Ý nghĩa thật sự của câu nói: Tôi rất vui vì có được cơ hội mà tôi thậm chí không muốn có

Ảnh 鈴木さん速報

Ảnh 鈴木さん速報

Tanodemonai dịch ra có nghĩa là “không mong đợi”. Và vì thế nghĩa của cả câu đã bị hiểu sai.

Cách nói đúng: Negattemonai chansu usreshii desu

4. Hapi basude! Karei wo tanoshinde

Ý nghĩa người dùng muốn hướng đến: Chúc mừng sinh nhật. Tuổi mới vui vẻ

Ý nghĩa thật sự của câu nói: Chúc mừng sinh nhật. Mừng bạn già thêm

Ảnh Twitter

Ảnh Twitter

Có lẽ người dùng muốn thể hiện kiến thức với từ karei (thêm một tuổi), đáng tiếc là từ này thường được dùng với ý nghĩa “lão hóa” và rõ ràng không nên chúc mừng sinh nhật bằng cách này đúng không?

Khi học tiếng Nhật, bạn đừng ghép từ theo ý nghĩa mà hãy học nguyên cả cụm nhé.

Cách nói đúng: Hapi basude! Ii ichinen wo!

5. Totemo janai ga tanoshii

Ý nghĩa người dùng muốn hướng đến: Trong chừng mực nào đó thì có vẻ vui đấy

Ý nghĩa thật sự của câu nói: Không nhiều lắm, nhưng mà vui đấy

Ảnh Twitter

Ảnh Twitter

Đây cũng là một lỗi sai khi dùng không đúng cụm từ. Nếu ý của người nói muốn đề cập ở đây là niềm vui được nhìn ở một góc khác, thì họ phải dùng cụm Sorenari

(trong giới hạn, theo cách riêng).

Cách nói đúng: Sorenari ni tanoshii.

6. Naruhodo! Ippon ushinaimashita

Ý nghĩa người dùng muốn hướng đến: Tôi hiểu rồi. Tôi không có gì để nói nữa

Ý nghĩa thật sự của câu nói: Tôi hiểu rồi…. (câu sau vô nghĩa)

Chỉ cần dùng sai một từ thôi, bạn sẽ làm cho cả câu trở nên tối nghĩa ngay.

Ý người dùng muốn sử dụng cụm từ 一本取る (Ippon toru) (từ dùng để nhượng bộ trong một cuộc tranh luận, có nghĩa là bạn đã thắng tôi một điểm)

Ảnh 月刊秘伝

Ảnh 月刊秘伝

Tuy nhiên thay vì dùng Toru như câu đúng, người này nhầm sang động từ ushinau (có nghĩa là mất), và đây chính là nguyên nhân khiến câu nói không thể hiểu được.

Cách nói đúng: Naruhodo! Ippon toraremashita.

7. Wakatta totan ni oshiete

Ý nghĩa người dùng muốn hướng đến: Hãy cho tôi hay khi bạn hiểu ra nhé

Ý nghĩa thật sự của câu nói: Hãy cho tôi hay ngay lúc bạn hiểu ra nhé

Đúng là Totan trong tiếng Nhật có nghĩa là “ngay lập tức”, nhưng khi sử dụng từ này, không có khoảng thời gian trống giữa hai hành động. Bạn phải thực hiện hành động thứ 2 ngay khi hành động thứ 1 xảy ra.

Ảnh YouTube

Ảnh YouTube

Cách nói đúng: Wakattara sugu ni oshiete.

Tất nhiên, mắc lỗi là một phần không thể thiếu trong việc học ngôn ngữ. Có sai mới có sửa, không nói ra cũng đâu có nghĩa là bạn không sai, đúng không?

Cho nên, hãy nói với người Nhật và nhờ họ chỉnh sửa giúp bạn ngay, đừng ngại ngần nói tiếng Nhật bạn nhé………

Nguồn: JAPO

Tags:
Disney Nhật Bản xin lỗi vì tiếp thị ngầm cho ’Frozen 2’.

Disney Nhật Bản xin lỗi vì tiếp thị ngầm cho ’Frozen 2’.

Công ty Walt Disney (Nhật Bản) vừa xin lỗi công chúng hôm thứ 5 vì đã quảng bá cho bộ phim hoạt hình Frozen 2 qua các dòng cập nhật trạng thái bên thứ ba mà không được gắn cờ marketing – và thừa nhận việc tiếp thị ngầm cho bộ phim trên các mạng xã hội.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất