Người Việt bán nhà, bán đất đi nước ngoài với ảo tưởng kiếm tiền triệu đô, nhưng không ngờ 10 năm lại trở về Việt Nam với 2 bàn tay trắng
Được định cư ở Mỹ là nỗi khát khao đến á.m ả.nh của nhiều người Việt. Không ít trường hợp, cả đời cầy cuốc, gom góp tiền bạc để gửi con sang Mỹ học. Tiếp theo, b.án nhà cửa, gom góp tiền bạc đưa cả gia đình di cư sang Mỹ.
09:57 25/10/2022
Nhưng từ một gia đình trung lưu, dư giả ở Việt Nam, họ tự biến mình thành người nghèo ở Mỹ. Có những trường hợp, không ch.ịu đ.ựng nổi cơ cực đã lại phải về Việt Nam, gây dựng lại từ đôi bàn tay trắng khi tuổi đã xế chiều. Dưới đây là bài viết của một người từ Việt Nam di cư sang Mỹ, viết một cách khách quan về đời sống của người Việt ở bển.
Lương bên Mỹ tính bằng ngàn USD nhưng có hàng loạt thứ thuế, rồi bảo hiểm y tế, học phí cho con, trả góp nhà hay thuê nhà hàng tháng cũng tính bằng vài ngàn USD… Lương vậy nghe có vẻ to nhưng chủ yếu “có đồng nào xào đồng đó”, không dư được chút nào, thậm chí còn gánh thêm n.ợ nần.
Ở những thành phố như San Francisco hay New York, thu nhập người dân lên tới 5.000 USD/ tháng cũng không thể mua nhà. Tôi ở ký túc xá, học và làm việc cả chục năm tại đây nhưng sức ép của cơm áo gạo tiền ở Mỹ nói riêng và các nước phát triển nói chung, áp lực hơn Việt Nam rất nhiều. Đường sá, cơ sở vật chất, bệnh viện, trường học hiện đại nhưng người dân phải "cày cuốc", đóng thuế và chi phí y tế cực khủng mới được hưởng những thứ đó.
Ở Việt Nam, hầu như ai cũng đủ khả năng mua bảo hiểm y tế 800.000 đồng/năm. Còn ở Mỹ, có hàng chục triệu người không đủ sức mua bảo hiểm y tế vì nó quá đắt. Mà không có bảo hiểm y tế, vô viện mổ sơ sơ, cho vợ đi đẻ cũng tốn hàng chục ngàn USD, còn bệnh nặng kéo dài cả triệu USD cũng hết. Vậy nên, lương tháng tính bằng ngàn USD ở Mỹ cũng không hề lớn.
Người nghèo Mỹ thu nhập cả gia đình chỉ khoảng 22.000 USD/năm, tức mỗi người 5.500 USD/năm (khoảng gấp đôi người thu nhập trung bình ở Việt Nam). Xe của người nghèo Mỹ thường có giá khoảng 1.000-2.000 USD, đó là xe đời cổ, 20-30 năm tuổi, nội thất xuống cấp, có khi còn thua xe đò ở Việt Nam. Còn trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già chỉ như "muối bỏ bể" so với chi phí y tế khủng khiếp ở Mỹ.
Vì sao bảo hiểm giá rẻ Obamacare ra đời? Vì có khoảng 20 triệu người Mỹ không có khả năng mua bảo hiểm. Người nghèo Mỹ đi cái xe "hết date" mà không có tiền để đổi xe mới, không co tiền sửa xe, không có tiền đóng phạt... Tôi nhớ có vụ người nghèo Mỹ vi phạm giao thông, bị phạt tiền tầm 100 USD nhưng không có tiền đóng, phải ra hầu toà. May mà thẩm phán cảm thông và xí xoá cho, cô ta khóc mừng hết nước mắt. Ngay cả khi có bảo hiểm y tế đi nữa thì khi cần vô viện, ít nhất cũng tốn vài ngàn USD, không có tiền dư thì họ lấy đâu để trả?
Chuẩn nghèo năm 2009 của Mỹ cho gia đình bốn người là 22.000 USD/ năm (khoảng 500 triệu VND). Nghe thì có vẻ nhiều nhưng tiền học phí rồi chi phí ăn ở cho một đứa con học đại học bên Mỹ mỗi năm ít nhất cũng 20-30 ngàn USD, nếu có hai đứa thì lên tới 40-60 ngàn USD. Cả gia đình thu nhập 22.000 USD/ năm ở Mỹ thì tương lai sẽ vô cùng ảm đạm.
Thực tế là vậy nhưng nhiều người có tài ở Việt Nam vẫn vì mê cái mác Mỹ, ảo tưởng về Mỹ mà bỏ việc tri thức, thu nhập cao ở trong nước để sang kia làm công nhân sống khổ, tằn tiện. Đi Mỹ làm công việc giàu chất xám thì nên đi, còn qua làm công nhân hay công việc tay chân thì ở Việt Nam làm công việc chất xám vẫn tốt hơn, triển vọng tương lai sáng sủa hơn nhiều.
Việt kiều U40 mang 20 tỷ về nước khởi nghiệp: Tìm được vợ thì gì cũng chiều
"Em đem về nước 20 tỷ đồng mà thấy không 'xi-nhê' gì so với mức sống ở Sài Gòn, nên mới nghĩ sẽ về tỉnh. Ở đây em có gia đình, có cậu và dì nên mới muốn về", đó là lời chia sẻ của anh Nguyễn Victor Tiến (39 tuổi) - chàng Việt kiều Mỹ vừa trở về nước đang có mong muốn khởi nghiệp và tìm người yêu.