Nhà sư Nhật Bản “đáp trả” du khách thiếu hiểu biết bằng những bình luận gay gắt

Đền Sekishoin Koyasan (赤松院) nằm trong quần thể kiến trúc 117 Thiền viện Phật giáo toạ lạc trên núi Koyasan – di sản văn hoá thế giới thuộc tỉnh Wakayama. Cách Osaka không xa, đây cũng là địa điểm thường xuyên được du khách nước ngoài ghé thăm trong Tour du lịch vòng quanh Kansai.

13:00 09/08/2018

Ảnh: https://高野山-御朱印.jinja-tera-gosyuin-meguri.com

Tuy là một ngôi chùa nhưng Sekishoin thường xuất hiện trên những Web đặt phòng khách sạn lớn như Booking.com, Agoda.com… Tại sao vậy?

Vì tại đây có một dịch vụ trải nghiệm cuộc sống của nhà sư Nhật Bản. Phòng “khách sạn” sẽ là những phòng chuyên dụng cho khách hành hương.

Tuy nhiên, trong số 999 bình luận của du khách đã từng trải nghiệm tại đền Sekishoin để lại trên trang Booking.com, có rất nhiều bình luận tiêu cực về chất lượng phòng ốc, thái độ của các nhà sư hay bữa cơm chay kiểu Nhật.

Bữa chay kiểu Nhật tại Sekishoin

Ảnh: https://kabuto1952.exblog.jp/17965849/

Và dưới những bình luận chê bai, luôn có một hồi đáp được chính nhà sư ở Sekishoin soạn.

Trước những lời lẽ gay gắt, một nhà báo tự do người Canada đã đăng bài Post phê phán cách ứng xử của nhà sư lên Twitter. Bài Post nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Một tuần sau đó có đến 16.000 lượt share và 36.000 lượt thích.

Anh dẫn chứng một số câu trả lời của nhà sư nọ:

-Bình luận: “Từ đó đến giờ trong cuộc đời tôi mới được nếm món ăn (chay) có mùi vị kỳ lạ đến vậy”

→Phản hồi: “Yeah, it’s Japanese monastic cuisine you uneducated fuck.” 

(Tạm dịch: Phải, bởi đấy là ẩm thực chay Nhật Bản mà, thằng vô học ạ”)

-Bình luận: “Nhân viên lạnh lùng. Bữa tối và sáng nêm nếm qua loa”

→Phản hồi: “Why do we have to be friendly???? What do you ppl come here for? Why do you such a warped view of what a Shukubo Temple is?”

(Tạm dịch: “Tại sao chúng tôi phải thân thiện với các người? Tại sao loại người như các người lại đến đây? Các người có hiểu ý nghĩa của phòng SHUKUBO (phòng cho khách hành hương trong chùa) không vậy?).

-Bình luận: Chúng tôi đặt một phòng kiểu Nhật và có bồn tắm Onsen chung. Tôi đã mong rằng mình sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị vào ngày nghỉ lễ. Nhưng sự thật không phải thế. Chúng tôi ngủ trên sàn cứng, rất cứng và tắm vòi sen cùng với những người lạ mặt.

→Phản hồi: Đó là vấn đề. Đây không phải nhà trọ. Đây là một ngôi chùa. 

Tuy nhiên, cũng có khả năng đây chỉ là một Nick giả danh hòng phá hoại hình ảnh ngôi chùa. Thế nên, sau khi bài Post đăng tải, anh Daniel Kimura (30 tuổi) một người Mỹ đã sống ở Nhật 15 đến tận nơi xác nhận. Và nhận được câu trả lời là chính một nhà sư trong chùa đã trả lời những bình luận ấy.

Được biết, từ năm 2004, sau khi núi Koyasan trở thành di sản văn hoá thế giới, lượng khách du lịch đến Sekishoin cũng tăng đáng kể.

Trong 5 năm, lượng khách nước ngoài đến các SHUKUBO tại Koyasan tăng gấp 2,5 lần

Ảnh: https://www.fnn.jp/posts/00344610HDK

 Thế nhưng, chưa kịp tận hưởng niềm vinh dự ấy, nhà sư tại Sekishoin đã ngày ngày chịu đựng nỗi ức chế với những khách du lịch vô ý thức.

“Họ không thèm học một câu tiếng Nhật nào, chẳng trải qua gian nan để đến được đây mà kỳ vọng điều gì chứ? Chỉ một chút thôi nhưng mong họ hãy tìm hiểu văn hoá Nhật trước khi đến.  Dù chúng tôi có là người tu hành đi nữa thì có những chuyện không thể nhẫn nhịn được”.

Trong số những khách du lịch nước ngoài lần đầu đến Sekishoin, hầu như đều thông qua các website đặt phòng, và chính đánh giá 6 sao dành cho dịch vụ “khách sạn” tại chùa đã khiến họ đặt nhiều kỳ vọng, và hiện thực quá khác so với mô tả trên mạng cuối cùng “ném” họ xuống vũng bùn thất vọng.

Nếu hỏi rằng ai sai trong câu chuyện này, tôi sẽ trả lời là cả 3 bên: Nhà chùa, khách du lịch và Website.

Đầu tiên Website đặt phòng muốn thu hút khách nên vẽ ra một dịch vụ tiêu chuẩn 6 sao, phòng kiểu Nhật dành cho 2 người bao bữa sáng và tối giá từ 9450 yên( gần 2 triệu đồng), bữa ăn cao cấp…khiến du khách nhầm tưởng, cho đến khi mọi thứ đi trật kỳ vọng đó, họ tức giận.

Một căn phòng cho du khách đến trải nghiệm.

Ảnh: https://www.tripadvisor.com.pe

Khách du lịch cũng không đáng thương đến nỗi được gọi là nạn nhân, vì có câu nhập gia tuỳ tục, du lịch ở một đất nước, nơi mà văn hoá truyền thống vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội như Nhật Bản, thì những người từ phương xa đến nhất thiết nên tìm hiểu trước. Việc nằm sàn (trải Futon) hay món ăn không hợp khẩu vị không phải là lỗi của nhà chùa khi chính họ là người muốn trải nghiệm việc tu hành. Việc viết những bình luận chê bai, trong khi bản thân chưa tìm hiểu kỹ cũng là một loại thiếu trách nhiệm.

Về phía nhà chùa, việc giận quá mất khôn không thể nào tránh, nhất là trước những lời lẽ chê bai thậm tệ của những người Không-biết-gì-mà-đến. Nhưng, cư xử nóng giận chỉ càng khiến chuyện thêm tồi tệ, càng làm xấu đi hình ảnh của một Di sản văn hoá thế giới trong mắt bạn bè quốc tế mà thôi. Thay vì đặt ngược lại câu hỏi cho khách “Tại sao A,B,C” thì có thể giải thích rõ những hiểu lầm và tháo gỡ khúc mắc giữa hai bên.

Và trên hết, giờ đã là thế kỷ 21, “toàn cầu hoá” trong suy nghĩ, hành động, gạt bỏ đi tư tưởng bảo thủ sẽ giúp Sekishoin nói riêng và Nhật Bản nói chúng vươn xa hơn nữa trong lĩnh vực du lịch.

Còn bạn, bạn nghĩ thế nào về câu chuyện “tay ba” đang gây nhiều xôn xao cộng đồng quốc tế này? Hãy chia sẻ cho Japo biết bằng cách để lại bình luận dưới bài viết nhé!

Tham khảo: kaikore.blogspot.com

Tags:
Tự tay tạo ra núi Phú Sĩ và thưởng thức theo cách riêng của bạn

Tự tay tạo ra núi Phú Sĩ và thưởng thức theo cách riêng của bạn

Nhật Bản là nơi luôn sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo đến mức kì lạ. Thậm chí nhiều sản phẩm được tạo ra nhưng công dụng của nó lại kiểu như “có mà như không” vậy. Có thể kể đến như quần đuôi mèo hay mũ khăn giấy …vvvv. Sau đây, Japo xin giới thiệu với bạn một sản phẩm cực dị khác có tên là Fuji On The Rock (đá Phú Sĩ).

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất