Nhận biết các đơn vị tiền tệ Nhật Bản và cách nhận diện tiền thật, tiền giả

Vấn đề nhận biết giá trị tiền Nhật và phân biệt được đâu là tiền giả, tiền thật, luôn là vấn đề nhiều lao động và du học sinh quan tâm. Khi sang Nhật, nếu không hiểu được giá trị của các loại tiền Nhật thì bạn sẽ chịu thiệt thòi đấy.

16:59 20/11/2017

Các loại tiền Nhật

Tiền Yên trở thành đơn vị tiền tệ của Nhật Bản từ ngày 27/6/1871. Hiện tại người Nhật dùng cả tiền kim loại và tiền giấy cùng nhau. Có 6 loại tiền kim loại và 4 loại tiền giấy.

Tiền kim loại gồm: 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên.

Tiền giấy gồm: 1000 yên, 2000 yên, 5000 yên và 10 000 yên. Tuy nhiên do tờ 2000 yên được phát hành vào năm 2000 với số lượng rất ít nên bạm sẽ rất ít khi thấy chúng xuất hiện trong các giao dịch cuộc sống hàng ngày.

Tiền kim lọai (tiền xu) không thể thiếu trong cuộc sống của người Nhật vì nó gắn liền với hệ thống máy bán hàng tự động & cả trong giao thông cộng và cuộc sống thường nhật. Bạn có thể dễ dàng mua thức uống, thức ăn, gọi điện thoại hay đi tàu điện ngầm bằng tiền xu hầu hết ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ nước Nhật. Khi bạn đi vào siêu thị hoặc các trung tâm thương mại, nhà ga … và thậm chí trên xe bus đều có thể tìm thấy các máy đổi tiền lẻ tự động.

Người Nhật thương dùng 2 ví đựng tiền: 1 cái để đựng tiền giấy (bóp) và 1 cái dùng để đựng tiền kim lọai.

Tờ 1000 Yên

Mặt trước : Chân dung nhà vi trùng học Mr Hideyo Noguchi (1876-1928) người đã hi sinh bản thân cho việc nghịên cứu bệnh sốt vàng.

Mặt sau: Hình ảnh đỉnh núi Phú sĩ (biểu tượng của Nhật bản) và hoa sakura

Tờ 2000 Yên

Mặt trước : Hình ảnh của cổng thứ 2 của thành Shurei ở Naha, Okinawa.

Mặt sau : Hình ảnh The Bell Cricket ở chương thứ 38 của cuốn The Tale of Genji Scroll và bức chân dung của tác giả câu chuyện đó Murasaki Shikibu.

Tờ 5000 Yên

Mặt trước :Bức chân dung của nhà văn và tiểu thuyết gia thời Minh trị Ms Ichiyo Higuchi

Mặt sau : Cánh đồng “Kakitsubata Flowers”

Tờ 10.000 Yên

Mặt trước : là chân dung nhà tư tưởng đồng thời là người sáng lập trường đại học Keio : Mr Yukichi Fukuzawa (cuối thời Edo đàu thời Meiji (1835-1901).

Mặt sau :Hình chim Phượng Hoàng (Công Trung Quốc) Ở đền thần , Byodoin.

Cách phân biệt đồng 1 man Nhật giả, thật

Mặc dù số vụ phát hiện tiền Yên giả, đặc biệt là tiền giấy và tiền có mệnh giá cao là rất ít. Tuy nhiên, nếu chẳng may nhận về 1 tờ tiền lạ lạ mà chúng ta không biết cách phân biệt thì cũng đáng để lo lắng. Dưới đây là các dấu hiệu dễ dàng nhận biết được bằng mắt thường. Chỉ cần nhớ 1 vài dấu hiệu chính này, các bạn có thể dễ dàng phân biệt được tờ tiền 1 man thật và tờ tiền 1 man giả.

Nhận biết bằng xúc chạm và âm thanh:

Tờ tiền 1 man có độ cứng nhất định, khi cầm phẩy phẩy sẽ có âm thanh khá đặc trưng. Bạn nào chưa quen có thể luyện thử có quen với cảm giác tờ tiền và âm thanh của nó. Cách này hơi khó, chúng ta sẽ tập trung vào các cách phân biệt đồng 1 man yên thật và giả bằng thị giác thì chính xác hơn.

Nhận biết bằng mắt thường :

Chúng ta có 1 tờ tiền mẫu mới nhất như sau:

見本 (mihon) là chữ đánh dấu tiền mẫu. 2 dấu gạch đỏ cũng vậy. Các bạn không cần chú ý tới nó mà chỉ cần chú ý tới vị trí các chữ số màu đỏ trên tờ tiền. Đó là vị trí đánh dấu các điểm chúng ta sẽ dùng để phân biệt đồng 1 man yên giả.

Vị trí số 1.

Đây là vị trí có lớp phản quang. Nếu nhìn trực diện, các bạn sẽ không thấy lớp phản quang màu hơi đỏ, bóng sáng tại đây. Khi soi nghiêng tại chỗ có ánh sáng các bạn sẽ thấy 2 vệt phản quang ở 2 bên tờ tiền.

Vị trí số 2.

Tại hình tròn trắng to ở giữa đồng tiền này có hình in chìm. Đó là hình của 福澤 諭吉(ふくざわ ゆきち – ). Nhìn bình thường sẽ không thấy rõ. Nhưng khi đưa thẳng lên, nhìn trực diện xuyên qua (như soi gương) sẽ thấy rất rõ.

Vị trí số 3

Tùy vị trí góc nhìn và điều kiện ánh sáng. Chúng ta có thể thấy chữ 10000 và hình tròn có dấu chấm ở giữa (thực ra là chữ Nhật 日 ). Khi nhìn ngang, chúng ta sẽ thấy những bông hoa Sakura ở xung quanh.

Vị trí số 4 và 5

Hình ảnh chữ 1 vạn Yên (chữ cổ) được in chìm. Khi sờ vào đó, ta sẽ thấy sần sần, chữ bị chìm hẳn xuống.

Chữ 1 vạn Yên này chìm xuống hơi hiện sang mặt sau 1 chút (5).

Vị trí số 6

Tại vị trí này nếu nhìn trực diện, chúng ta sẽ thấy biểu tượng sau :

Khi nhìn nghiêng 1 chút, chúng ta sẽ thấy số 10000

Ngoài ra tại mặt sau góc phải trên, chúng ta sẽ thấy biểu tượng của ngân hàng Nhật Bản.

Trông giống cái mắt, thực chất là chữ 日 (Nhật) được viết cách điệu thành hình tròn.

Đặc điểm của tiền Nhật Bản

Tiền giấy của Nhật được làm từ hỗn hợp 3 loại vỏ cây, làm cho tờ tiền cứng, hơi khó thấm nước (ngâm hoặc nhúng lâu chút vẫn thấm bình thường. Nếu bị thấm nước, có thể để tự nhiên cho khô. Không nên dùng ở máy bán hàng tự động sau khi bị thấm nước hoặc rách… Nếu cảm thấy không yên tâm, có thể ra ngân hàng xin đổi tờ khác. Tiền Yên Nhật thường có màu vàng nhạt, tờ mệnh giá càng cao thì độ vàng càng sậm. Mực được in có độ từ tính, tạo ảnh có phản quang. Đó là những đặc điểm làm cho tiền Nhật khó làm giả.

Làm giả hoặc tiêu thụ tiền Yên giả là tội nặng ở Nhật. Nếu bạn phát hiện tiền giả, bạn hãy báo cho đồn cảnh sát nơi gần nhất. Đừng vì tiếc mà cố tiêu, rất nguy hiểm. Nếu báo đúng, bạn sẽ được nhận số tiền đúng bằng số tiền báo.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: japan.net.vn

Tags:
Nhật Bản tiếp tục nới lỏng tiền tệ

Nhật Bản tiếp tục nới lỏng tiền tệ

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã quyết định tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, tiếp tục hướng tới mục tiêu lạm phát 2%.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất