Nhật Bản tái xét xử vụ sát hại bé Nhật Linh

Toà án cấp cao Tokyo, Nhật Bản, hôm nay (26/9) bắt đầu tái thẩm vụ án bé gái 9 tuổi người Việt Nam bị sát hại hồi năm 2017.

19:00 26/09/2019

Các công tố viên đề nghị án tử hình đối với hung thủ, trong khi phía biện hộ muốn được tuyên bố trắng án.

Nhật Bản tái xét xử vụ sát hại bé Nhật Linh

Theo Kyodo, Yasumasa Shibuya, 48 tuổi, cựu trưởng ban phụ huynh một trường tiểu học ở thành phố Matsudo, gần Tokyo, không nhận tội tại phiên xử phúc thẩm đầu tiên liên quan tới cái chết của em Lê Thị Nhật Linh, học sinh lớp ba tại trường.  

Tháng 7/2018, toà án quận Chiba kết án Shibuya chung thân vì tội bắt cóc bé Nhật Linh, tấn công tình dục nạn nhân rồi bóp cổ, vứt xác cô bé.

Nhật Bản tái xét xử vụ sát hại bé Nhật Linh

Bố bé Nhật Linh thu thập được hơn một triệu chữ ký kiến nghị tử hình thủ phạm

“Nếu Nhật Linh còn sống, giờ bé đã học lớp 6. Bé đã có thể thực hiện rất nhiều dự định cho tương lai”, anh Lê Anh Hào, bố của bé Linh, cho biết trước khi phiên toà bắt đầu. Anh Hào đã thu thập được 1,34 triệu chữ ký để yêu cầu tử hình Shibuya.

Bé Nhật Linh, học sinh trường tiểu học Mutsumi Daini mất tích ngày 24/3/2017 và hai ngày sau được tìm thấy đã chết gần một rãnh nước ở thành phố Abiko. Shibuya bị bắt sau đó vài tháng.

Toà án quận kết tội Shibuya do ADN của đối tượng này được tìm thấy trên người bé Nhật Linh. Ngoài ra, mẫu ADN thu được trên xe của Shibuya cũng trùng với bé Nhật Linh.

Phía biện hộ cho rằng, bằng chứng ADN có thể đã bị làm giả hoặc bị ô uế. Tuy nhiên, toà án không kết án tử hình đối với Shibuya như các công tố viên kiến nghị, với lý do đây không phải là vụ giết người có chủ ý.

Hiện, cả phía công tố lẫn phía luật sự biện hộ đều kháng cáo phán quyết của toà án. 

Nguồn: vnexpress.net

Tags:
Học tiếng Nhật qua…giấy vệ sinh bằng những ví dụ về “chất thải tế nhị”

Học tiếng Nhật qua…giấy vệ sinh bằng những ví dụ về “chất thải tế nhị”

Nhiều người cho rằng nơi những ý tưởng được khai sinh chính là ở trong Toilet. Phải chăng khi cơ thể giải phóng các chất thải không cần thiết ra bên ngoài thì não bộ sẽ hoạt động hiệu quả hơn?

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất