Những biểu hiện của “giáo dục đạo đức” Nhật Bản mà người nước ngoài cảm nhận được

Người đứng đầu Tây Tạng nổi tiếng khắp thế giới Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói “Khi giáo dục trí tuệ cho trẻ em đừng quên giáo dục cả con tim”.

17:00 06/09/2017

Xét đến tình cảnh hiện nay, khi trẻ em ở Nhật dành nhiều thời gian ở trường hơn cả ở nhà thì câu nói này lại càng có ý nghĩa. Thực tế, Mỹ hay Nhật thì học sinh tiểu học đều dành 6~7 tiếng ở trường. Thêm vào đó, tính cả hoạt động sau giờ học thì rõ ràng bọn trẻ thời gian bọn trẻ ở bên ngoài dài hơn nhiều.

Sự khác biệt của “Giáo dục đạo đức” ở Nhật và Mỹ

Nền tảng giáo dục đạo đức nên ở gia đình, người chịu trách nhiệm dạy đạo đức cho con nên là bố mẹ. Nhưng nếu đứa trẻ chỉ ở nhà vào chiều tối hay buổi tối thì việc trông chờ vào giáo dục trong gia đình có thể nuôi dưỡng giá trị quan của trẻ em là không thực tế. Thế nên vai trò chính trong giáo dục đạo đức chuyển sang cho nhà trường. Hãy thử xem sự khác biệt trong giáo dục đạo đức của Mỹ và Nhật là gì. Nhiều người Nhật vẫn đang tiếp thu giáo dục đạo đức. Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản phát biểu rằng mục đích của trường học cũng như giáo dục đạo đức là “Nuôi dưỡng những thứ liên quan đến đạo đức như trái tim đạo đức, năng lực phán đoán, thực tiễn, thái độ,…”. Điều này cũng bao gồm cả việc tuân theo thứ tự, tính cẩn thận, sự nỗ lực, tính công bằng, cũng như tính hợp tác trong các mối quan hệ giữa con người với nhau hoặc là với tự nhiên. Theo như nguyên tắc thì một tuần ít nhất phải có một giờ học về đạo đức.

Đạo đức lâu nay được xem như một “hoạt động” ngoài giờ học nhưng từ năm 2018 thì nó được nâng lên thành “môn học đặc biệt” ở các trường tiểu học và trung học cơ sở. Thủ tướng Abe nói về lý do của sự thay đổi này là để thay đổi vấn nạn bắt nạt nghiêm trọng đang xảy ra ở trường học như sự kiện một học sinh trung học cơ sở ở thành phố Otsu năm 2011 bị bắt nạt nghiêm trọng đến mức đã tự sát. Sách giáo khoa tiêu chuẩn sẽ được sử dụng thay cho những tài liệu, đạo cụ giáo viên tự chuẩn bị vẫn dùng từ trước đến nay, ngoài ra giáo viên sẽ ghi lại thành tích của từng học sinh, không phải là điểm số mà là đánh giá chủ quan.

Image result for 道徳教育

Nước Mỹ thì thế nào. Gốc từ “Moral (đạo đức)” là một từ Latin có nghĩa là chất kết nối xã hội để cùng nhau giữ gìn những thói quen, quy phạm của con người. Ở Mỹ người ta dùng một từ bao quát hơn là “giáo dục nhân cách”. Mục đích để hướng dẫn cho trẻ em những thứ như tính đạo đức, tinh thân công dân, lễ nghi cũng như kĩ năng chống bắt nạt. Nó cũng bao gồm cả năng lực giải quyết vấn đề, cách suy nghĩ mang tính lí luận, đọa đức cũng như giáo dục về kĩ năng sống. Tóm lại là dạy trẻ em về giá trị quan và hành xử đúng đắn.

36 tiểu bang ở Mỹ đang biến giáo dục nhân cách thành nghĩa vụ cụ thể, nhưng vẫn chưa bắt đầu. Lý do là vì người ta đang đặt trọng điểm lên những bài giảng có tầm nhìn hẹp. Nhưng lý do lớn hơn cả là có quá nhiều học sinh làm loạn các luật lệ trường học công và tư. Thực tế, theo như điều tra của Liên đoàn giáo viên Mỹ (AFT), có 17% giáo viên trả lời rằng một tuần mất trên 4 giờ tiếng trong giờ học cho các hoạt động làm loạn luạt lệ của học sinh, có 19% trả lời rằng học mất 2~3 tiếng.

Theo cô Tina Orlan, giáo viên tiểu học nói rằng dù cho chúng tôi yêu thích chế độ giáo dục đạo đức của Nhật bản những thật khó để thực hiện chúng ở Mỹ.

“Thật ra trách nhiệm của giáo viên chỉ đang tăng lên. Khi những vấn đề về hành vi ngày càng nghiêm trọng thì chúng tôi cũng không thể hoàn thành những bài học đọc viết hay tính toán được”Nói chunng trước khi thực hiện giáo dục đạo đức, “trước hết chúng tôi muốn tập trung vào giáo dục”.

Theo ông Owen, nhiều giáo viên tiểu học đang bận rộn với những ghi chép về vấn đề hành vi. Nói là ghi chép nhưng cũng không phải cứ là thái độ xấu thì sẽ bị ghi lại, mà sẽ phải giải thích rõ ràng rằng “Xấu như thế nào”. Phải ghi rõ ràng rằng “John đá ghế, sau đó đe dọa đá cả Suuji và tôi”. Nếu giáo viên bận rộn với những thứ này, liệu họ có còn thời gian dạy đạo đức hay không.

Sự cảm động khi nhìn thấy những đứa trẻ Nhật Bản

Trước đây nước Mỹ không phải như thế này. Theo ông Owen, mẹ của ông cũng từng là giáo viên từ năm 1963 đến năm 1987, trường học thời điểm đó thực hiện triệt để trong việc chỉ dạy quy tắc lễ nghi từ quan điểm giáo dục đạo đức hay nhân cách. Nhiều ngưỡi lãnh đạo của nước Mỹ tiêu biểu là Thomas Jefferson, Benjamin Franklin luôn cho rằng giáo dục nhân cách là điều rất quan trọng đối với nước Mỹ. Thế nhưng, việc coi trọng cách thức giáo dục này lại là điều rất khó khăn ở những trường công lập của nước Mỹ hiện đại.

Thế nhưng nhiều bậc phụ huynh không nghĩ rằng vậy cũng được. Thực tế, trong cuộc điều tra của Gallup – cơ quan khảo sát của Mỹ, khoảng 90% người Mỹ nghĩ rằng nên dạy về các giá trị quan như “thành thật”, “chủ nghĩa bình đẳng”, “lòng khoan dung”.

Cô Joy Makalistar, mẹ của hai đứa trẻ tiểu học, nói rằng “Học đọa đức khi vẫn còn nhỏ là một điều lý tưởng”. Thật ra, cô Makalistar từ quan điểm giáo dục đạo đức thì cô cho con mình đi học ở trường tư. Số trẻ con trong trường mà bọn trẻ đang học có quy mô nhỏ với 89 trẻ. Trong giờ học giáo dục nhân cách, ngoài việc thảo luận nhóm hay tập phân chia vai trò, cũng cấm những hành vi cô lập bạn bè ở quy mô trường học. Ngoài ra khi bọn trẻ học đến lớp 5 sẽ có những lớp học thăm hỏi những người vô gia cư, học về việc tại sao lại có người vô gia cư và làm sao để giải quyết tình trạng này.

Thông qua những giờ học và hoạt động như thế này, cô Makalistar cho rằng “Bọn trẻ sẽ học được rằng con người sẽ luôn có những ý kiến khác nhau, bọn trẻ sẽ có thể tích cực tiếp xúc với những người đạo đức”.

Thật ra, cô Makalistar trước đây từng đi du lịch Nhật Bản cùng cô con gái học lớp 1 của mình, cô đã bị ấn tượng bởi sự kính trọng, lễ phép và tính trách nhiệm mạnh mẽ của những đứa trẻ tiểu học mà cô gặp ở Nhật. Cô cho rằng những “tư chất” này rất quan trọng, đó là lý do cô chọn trường tư cho con mình. Ở trường tư cũng cho phép giáo dục về tôn giáo, nhưng cái cô coi trọng không phải là dạy về tôn giáo mà là đạo đức.

Đương nhiên, Nhật hay Mỹ thì cũng có nhiều ý kiến nghi ngờ giáo dục đạo đức. Một số cán bộ giáo dục cho rằng giáo dục đạo đức có chứa sóng ngầm chính trị, dạy cho bọn trẻ con những giá trị quan truyền thốnng, chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ chịu ảnh hưởng của cánh hữu chính trị. Cũng có những quan ngại cho rằng phải chăng giáo viên chỉ cho thành tích tốt những học sinh cùng quan điểm với mình. Từ đầu, cũng có những ý kiến rằng liệu cách giáo dục này có ảnh hưởng đến hành động hay giá trị quan của học sinh hay không là một điều rất tinh tế.

Giáo dục nhân cách mà chỉ có bề ngoài thì không có ý nghĩa gì cả

Về vấn đề này, ông Owen chỉ ra rằng hiệu quả giáo dục tùy vào phương pháp giảng dạy. “Ví dụ, giáo dục nhân cách theo hình thức mỗi ngày hiệu trưởng sẽ nói một câu danh ngôn của một danh nhân nào đó thì không có ý nghĩa gì cả”. Alfie Kohn, người viết nhiều cuốn sách về giáo dục và nuôi dạt trẻ cũng có nói trong cuốn sách của mình. “Khi thực hiện giáo dục nhân cách bằng một kỹ thuật nào đó, thì bọn trẻ có thể tạm thời ghi nhớ một số hành động nhất định. Nhưng, khả năng hành động lời nói (của bọn trẻ) sẽ tiếp tục rất thấp, đặc biệt là khi thay đổi môi trường. Điều này là vì cách dạy này không dạy bọn trẻ tiếp nhận những điều này vào trong giá trị quan của chúng”.

Thế nhưng, thực tế phương thức giáo dục nào là phương thức lý tưởng. Theo những gì ông Owen quan sát được thì phương thức giáo dục đạo đức hiệu quả và thực tiễn nhất là của một trường học ở Alaska. Ở ngôi trường này, mỗi ngày hiệu trưởng sẽ đến từng lớp học, quan sát các học sinh trong giờ học. Người đó nắm rõ tình hình của từng lớp, và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các học sinh. Nếu học sinh có những hành động không thích hợp thì ông ấy sẽ nói chuyện ngay với học sinh đó. Hành động của hiệu trưởng tạo ra một ngôi trường theo hình thức tham gia, mà ở đó cả giáo viên và học sinh  cùng phấn đấu thực hiện các mục tiêu đạo đức mà nhà trường đưa ra.

Ông Owen nói rằng “Tôi nghĩ rằng cũng có nhiều giáo viên muốn dạy dỗ về đạo đức”. “Phải chăng thành tích sẽ tăng lên nếu bọn trẻ cư xử đàng hoàng hơn và biết suy nghĩ cho người khác”.

Bản thân là một người Mỹ nên tôi cũng không rành về giáo dục đạo đức của nước Nhật. Nhưng tôi rất ấn tượng với bài thuyết minh của Tomoko Roshita ở thành phố Roshita tỉnh Hiroshima. Cô ấy học tiểu học ở Nhật, và vẫn còn nhớ rõ về bài giáo dục đạo đức mà mình từng học thời học sinh đã nói như thế này.

“Mọi người cùng nhau quyết định chủ đề, người là chủ tịch tuần sẽ là chủ. Tôi còn nhớ rất rõ khi nói về cô bé bị ghét trong lớp. Chúng tôi cùng suy nghĩ về hành vi của chính mình và bàn luận làm thế nào để giải quyết nó. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ cô bé ấy đã đứng dậy và nói rằng “Cảm ơn cậu đã không cô lập mà xem tớ là bạn”.

Ở Nhật, trường học và giáo viên không áp đặt niềm tin của bản thân, mà hướng dẫn tuân theo những đạo đức có ở Nhật từ xa xưa. Thông qua các giờ học đạo đức khác nhau, học sinh học được những thứ rất quan trọng như tôn trọng cha mẹ và người lớn tuổi, đối xử dịu dàng với động vật, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Cô Roshita qua trải nghiệm này cũng học được rằng “quan trọng là suy nghĩ trên lập trường của đối phương”. Với cô ấy, trường học là nơi học về trái tim đạo đức.

Giáo dục ưu tú ở Nhật

Từ góc nhìn của người Mỹ, nền giáo dục Nhật Bản có một điểm ưu tú. Đó là thông qua việc chịu trách nhiệm về các “công việc” khác nhau như luân phiên vệ sinh lớp học, chia thức ăn, chăm sóc cá thỏ hay cây cối, để dạy cho bọn trẻ về đạo đức. Những hoạt động này không chỉ đơn giản học được kỹ năng dọn dẹp mà còn học được những điều quan trọng khác như tinh thần trách nhiệm, hợp tác với bạn bè. Những trường học ở Hoa Kỳ tuy còn hạn chế nhưng vẫn có kết hợp những hoạt động như thế này.

So sánh hệ thống giáo dục đạo đức hay kỹ năng sinh hoạt của hai quốc gia, tôi cho rằng phương pháp giảng dạy của Nhật có hiệu quả hơn hẳn. Tuy nhiên khi bọn trẻ dành nhiều thơi gian sinh hoạt ngoài gia đình hơn thì đương nhiên trường học cũng nên chú ý đến mảng giáo dục này.

Tổng thống Theodore Roosevelt từng nói “Nếu nhìn xa rộng hơn thì chính phẩm chất chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định cuộc đời một cá nhân hay một quốc gia”.

Tags:
Nhật Bản có thể bị xóa tên khỏi bản đồ nếu không nhờ một yếu tố mà ai cũng đang ghét

Nhật Bản có thể bị xóa tên khỏi bản đồ nếu không nhờ một yếu tố mà ai cũng đang ghét

Không chỉ 1 mà là 2 lần! Không có yếu tố này, chưa chắc thế giới ngày nay có một quốc gia tên là Nhật Bản đâu.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất