Những người Việt tài năng chọn không về nước làm việc

Nhiều người Việt chọn không về nước sau khi du học nước ngoài vì nhận thấy môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ tốt hơn.

15:02 22/11/2022

Đối với các nhà khoa học, trí thức, điều kiện cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu và sự phát triển chuyên môn, đặc biệt đối với các lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao.

"Tôi ở lại Mỹ vì sự đam mê khoa học", Giáo sư Phạm Quang Hưng, bắt đầu sự nghiệp Giáo sư Vật lý tại Đại học Virginia từ năm 1982 đến nay, cho biết. Trước đó, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Vật lý ở Đại học California tại Los Angeles (UCLA), nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trung tâm vật lý hạt cơ bản Fermilab và Đại học California, Berkeley, Mỹ.

Ông cho rằng môi trường làm việc và điều kiện khoa học kỹ thuật của Mỹ, quốc gia phát triển hàng đầu thế giới với đầy đủ công nghệ, phương tiện và nhân lực giúp ông thực hiện giấc mơ khoa học thực thụ.

Thời điểm ông bắt đầu nhiệm vụ giáo sư ở Đại học Virginia, Việt Nam có rất ít người làm trong lĩnh vực này và cũng khó có trung tâm khoa học, trường đại học hay phòng thí nghiệm nào đủ cơ sở tân tiến phục vụ cho các nghiên cứu của ông.

Giáo sư Vật lý Phạm Quang Hưng, công tác tại Đại học Virginia, Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Một bác sĩ 8X làm việc tại một trong những bệnh viện hàng đầu Mỹ cho biết ở Việt Nam cá biệt có đơn vị trả lương cho ông rất cao, thậm chí còn cao hơn một số bệnh viện tại Mỹ nhưng "do môi trường làm việc chưa phù hợp nên mọi việc cũng chưa triển khai được".

Đến Mỹ từ năm 2005 theo một chương trình học bổng của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), Tiến sĩ Phan Minh Liêm, 39 tuổi, hiện công tác tại Viện nghiên cứu Ung thư hàng đầu thế giới MD Aderson, Mỹ, cho rằng du học sinh, nhà khoa học, trí thức Việt sau khi hoàn tất chương trình đào tạo ở nước ngoài chọn không quay về quê hương vì có "cái khó" riêng.

Nhiều ngành khoa học mũi nhọn đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là các lĩnh vực đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế tri thức hiện nay. Nếu các nhà khoa học trong những ngành này không có điều kiện thường xuyên cập nhật kiến thức, học hỏi, trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp ở môi trường tiên tiến, họ sẽ có nguy cơ nhanh chóng bị tụt hậu và khó lòng phát triển.

Bên cạnh môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, mức lương và cơ chế đãi ngộ là lý do quan trọng thứ hai giữ chân nhiều người Việt ở lại nước ngoài. Kỹ sư phần mềm Phạm Quang Vũ, 31 tuổi, tốt nghiệp Thủ khoa Đại học Nanyang, Singapore và hiện đang làm việc tại công ty công nghệ Meta, Mỹ, tiết lộ mức lương của anh không cố định, khoảng 600.000 USD/năm (khoảng 14 tỷ đồng/năm).

Kỹ sư Vũ cho hay nước Mỹ ưu tiên đãi ngộ xứng đáng cho ngành STEM. Du học sinh Việt mới ra trường nếu làm trong nhóm "Big tech", các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, cũng hưởng mức lương 150.000 - 200.000 USD/năm (khoảng 3,5 - 4 tỷ đồng/năm).

Kỹ sư phần mềm Phạm Quang Vũ tốt nghiệp thủ khoa trường Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, hiện đang làm việc tại công ty công nghệ Meta, Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tags:
Bỏ lương 1000 đô, người Việt sang Mỹ ở nhà thuê, lao động tay chân cực khổ vẫn không muốn về Việt Nam?

Bỏ lương 1000 đô, người Việt sang Mỹ ở nhà thuê, lao động tay chân cực khổ vẫn không muốn về Việt Nam?

Bài viếɫ sẽ có пɦiều sɑi sóɫ, rấɫ ɱoпg пɦậп được пɦiều ý kiếп đóпg góρ củɑ bạп đọc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất