NÓNG: Một du học sinh Việt Nam bị bắt vì in giả các loại thẻ học sinh để chuộc lợi

Dùng máy in tại gia, in giả các loại thẻ học sinh để chuộc lợi, một du học sinh Việt Nam bị bắt.

14:30 22/02/2018

 

Một du học sinh tên Lê Minh Hoàng (?) đã bị bắt vì dùng máy in để sản xuất các loại thẻ học sinh giả, và bán với giá 5000¥/ 1 thẻ. Theo cơ quan cảnh sát thì Hoàng đã bán được cho 500 người, thu lợi hơn 500 man.

Nguồn: Sugoi

có thể bạn quan tâm

Kiệt sức trên đất Nhật, nhiều du học sinh Việt ôm theo những khoản nợ hàng trăm triệu đồng trở về nước

Kiệt sức trên đất Nhật, nhiều du học sinh Việt ôm theo những khoản nợ hàng trăm triệu đồng trở về nướcRate this post Trái ngược với những lời tư vấn có cánh ở quê nhà, để có thể tồn tại trên đất Nhật, đa số các du học sinh phải làm việc đổ mồ hôi nước mắt

Du học sinh kể lại những ngày sống ở Nhật Bản “kiệt sức đi cày”

Tâm sự đầy bất ngờ Trịnh Văn B quê Bắc Giang vẫn còn chưa hết sợ. “Trước khi nộp tiền đi du học, em được tư vấn với mức lương 40-50 triệu/tháng, việc làm thì có nhà trường hỗ trợ, nhưng thực tế thì không phải như vậy. Em gọi điện về nước nhờ công ty hỗ trợ thì cũng nhận được những lời hứa hẹn. Túi tiền cạn, để có miếng ăn qua ngày, em vay mượn khắp nơi” B kể lại.

Khi không còn sự lựa chọn B tìm được việc gì thì làm việc nấy, từ đóng gói cơm hộp, phát tờ rơi cho đến bốc xếp hàng hóa. Mỗi ngày chỉ có 3-4 tiếng để ngủ mà cũng chỉ đủ tiền trang trải qua ngày. Sau hơn một năm, nhà trường yêu cầu đóng thêm đợt học phí mới, vì gia đình không đủ tiền để gửi sang cho B đóng học, nên B buộc phải về nước.

Cũng giống như a B, anh Phan Thanh H quê tại Hà Nam nghe bạn bè theo “phong trào du học” Nhật Bản dù đã có vợ con. H nói” Nghe người ta nói sang làm 40-50 triệu/tháng ai mà chả ham. Tôi đã cắm cả sổ đỏ, vay tiền để đi cái gọi là du học” Khi đặt chân đến xứ sở hoa anh đào, việc học với H chỉ là phụ, cái chính là kiếm tiền để sống qua ngày. Để có thể trụ lại ở đất Nhật, H làm đủ mọi công việc như bốc vác, nấu ăn, rửa bát cho đến làm công ty nhựa.

Một trường hợp khác, Quang Hải – Một du học sinh ở Fukuoka lý giải từ câu chuyện của mình: “Mình sinh ra ở một vùng ven ngoại ô Hà Nội, cha mẹ lao động chân tay. Vốn có học lực loại ưu, em định sẽ thi tuyển vào các trường đại học ở Thủ đô. Những năm “cơn bão” du học nước ngoài phát triển rầm rộ, Hải được những công ty tư vấn du học tặng những chiếc bánh vẽ “sang Nhật du học có thể làm thêm thừ 40 đến 60 triệu/tháng.

Gia đình tức tốc đi vay “nóng” gần 500 triệu cho em xuất ngoại sang Nhật. Số tiền vay lớn, lãi lại cao, nhưng gia đình chấp nhận vì nghĩ mỗi năm em có thể kiếm được 480 triệu – 720 triệu, thì chỉ hơn 1 năm sẽ trả được nợ, đồng thời khi về nước em vừa có bằng cấp vừa có vốn liếng để khởi nghiệp làm ăn”.

Hải cho hay, từ khi sang Nhật, tất cả mọi thứ không như màu hồng. Để kiếm được số tiền trên, Hải phải còng lưng làm việc cật lực từ 12 – 14 tiếng đồng hồ liên tục cả tuần. “Mỗi ngày chỉ nghỉ được khoảng 4 – 5 tiếng, làm mệt không có thời gian nghỉ ngơi nên hầu như thời gian lên lớp không thể tỉnh táo tập trung được”. Kết quả học tập sa sút, Hải phải thi lại và học lại nhiều môn.

Hải kể, nhiều bạn khi sang Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn về giao tiếp nên phải chọn những công việc nặng nhọc ít phải tiếp xúc hơn. Có nhiều trường hợp chấp nhận bỏ học “đi làm chui” để kiếm tiền gửi về quê trả nợ. Nhiều bạn khi về nước giảm gần 10kg. Cũng có trường hợp làm đến kiệt sức rồi “ra đi”, người thân ở quê thì không có tiền để sang đưa con em về nhà. Với du học sinh Nhật, bát cơm phải chan đầy nước mắt và nhiều khi cả máu.

Nợ nần chồng chất

Trắng tay trở về Việt Nam, điều khiến Trịnh Văn B cảm thấy day dứt và ân hận nhất là khoản vay 200 triệu không biết khi nào có thể trả xong. Bố mẹ đã già yếu, gia đình lại làm nông nghiệp, thu nhập bấp bênh, chỉ trông chờ vào lúc được bán gà, bán lợn mới trả bớt được ít tiền. B ngậm ngùi. Hiện B đang làm công nhân tại Hà Nội, thu nhập mỗi tháng chưa đến 5 triệu nên khoản nợ hàng trăm triệu đồng hàng ngày vẫn hiện hữu, đeo đẳng trong suy nghĩ.

Anh Phan Thanh H du học sinh vừa mới về nước, tiếng là đi du học để đổi đồi nhưng căn nhà cấp 4 của H vẫn tềnh toàng ngoài bộ bàn ghế và vài vật dụng cũ thì không có gì đáng giá. Sau 3 năm du học, gia tài lớn nhất là một giấy chứng nhận tiếng Nhật, nhưng trình độ mới chỉ ở mức giao tiếp. H gậm ngùi ” Đợt vừa rồi mình cũng có 3-4 thằng bạn trốn ra ngoài làm cũng khổ, sợ cảnh sát bắt, nay ở chỗ này, mai ở chỗ nọ, làm được tháng này lo tháng sau. Trả được nợ và về nước là may lắm rồi, nếu cho chọn lựa lại, không bao giờ em đi du học”.

Lời khuyên cho các bạn

Nếu các bạn và gia đình của mình có nhu cầu đi du học cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định du học Nhật Bản và có định hướng đúng đắn cho bản thân mình. Những tư tưởng như đi làm qua Visa du học, dành hết thời gian để đi làm kiếm tiến là không phù hợp. Thay vào đó, nếu tập trung học tập tốt, cải thiện trình độ ngoại ngữ, các bạn có thể tìm được những công việc ban ngày và được trả lương tốt hơn. Nếu học tốt, sinh viên còn có thể dành được những gói học bổng giá trị để trang trải cuộc sống hàng ngày.

Tags:
Tâm thư của một du học sinh Việt tại Nhật gửi mẹ lay động mạng xã hội

Tâm thư của một du học sinh Việt tại Nhật gửi mẹ lay động mạng xã hội

Gần đây bức tâm thư của một du học sinh Việt Nam tại Nhật bản gửi mẹ đã làm cộng đồng mạng dậy sóng. Đọc hết nội dung, những bạn đang muốn đi Nhật có thể nhụt chí.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất