Nóng: Sau 3 năm làm “điều dưỡng” nữ TTS khuyên nên suy nghĩ kĩ trước khi sang Nhật
Sau khi hoàn thành các khóa học, nhiều nữ điều dưỡng chọn sang Nhật làm việc thay vì ở Việt Nam. Tuy nhiên, con đường sang Nhật không dễ dàng như bạn nghĩ. Từng sang Nhật làm “điều dưỡng” 3 năm nữ TTS khuyên các bạn trẻ nên suy nghĩ kỹ trước khi sang Nhật.
12:00 04/07/2020
Với kinh nghiệm làm “điều dưỡng ” ở Nhật 3 năm, mới đây một bạn trẻ đã đưa ra lời khuyên khiến nhiều ai đang có ý định sang Nhật cũng phải đắn đo, suy nghĩ:
Nội dung cụ thể của bài chia sẻ như sau:
“Có quá nhiều các bạn hoang mang, mông lung vào đi xkld “điều dưỡng “ở Nhật, mình xin chia sẻ cho các bạn nhé. Mình đang làm “điều dưỡng “( theo cach goi o viet nam ) ở viện Dưỡng Lão của Nhật gần 3 năm. 1 tuàn làm 28-40 tiếng
**Thứ nhất: Công việc đ d ở Việt Nam với ở Nhật hoàn toàn khác nhau. Ở Nhật những việc như đo huyết áp, bọc thuốc , phát thuốc, làm thủ thuật KHÔNG ĐẾN LÂN CÁC BẠN LÀM. Thay vào đó là lo ăn , uống, ngủ, tắm của các cụ già. Hàng ngày cho các cụ ăn, uống, các cụ đi ỉa ( phân đầy ra vẫn phải dọn) , thay bỉm . Bế các cụ từ giường lên xe lăn, Bế các cụ từ xe lăn xuống giường ( 1 ngày làm gần chục lần 1 cụ) .( Có những cụ 80-90kg) 90% các Cụ bị liệt và gần như mất ý thức ko biét gì. Tắm cho các cụ, gội đàu cho các cụ. Bọn mik hay trêu nhau là làm đ d Nhật là CẢ NGÀY CẮM MẶT VÀO CỨT
** Thứ 2 : Theo mik biet Tháng 6 vừa rồi mới có mấy cty đc thông qua đưa ng sang Nhật theo diện Đ D . Yêu câu có n1, n2. Rồi sang pải thi đc Bằng Điều Dưỡng Quốc Gia . Ở viện mik làm gần 50 nhân viên chỉ thấy 1 ng có bằng đó( không dễ dàng tí nào ) . Chưa kể 1 số cty lừa đảo ôm tiền cọc của các bạn . Các bạn học 1-2 năm vẫn chưa đc xuất cảnh
Quá khó khăn cho 1 đơn điều dưỡng. Hãy suy nghĩ kĩ và tìm hiểu kĩ vào nhé. Nếu bạn nào muốn kiếm thêm thu nhập bằng cách đi xkld thì hãy đi theo 1 số đơn như cơm hộp, bánh mì ,.. thì sẽ nhàn hơn, đc tăng ca nhiều hơn.
Có gì k hiểu càn giải đáp thì ib mik. Mik biết gì sẽ nói thật lòg vs các bạn
Chúc các bạn hiểu và tìm đc con đường đúng đắn.”
Nhanh chóng nhiều bạn trẻ đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này:
Hóa ra 2 từ “điều dưỡng ” mà lâu nay chúng ta vẫn hiểu nó không phải khi sang Nhật lại là một chân trời mới.
Theo: nguoivietonhat.com
Nhật Bản: Tình trạng khẩn cấp lần hai là một lựa chọn trong “trường hợp xấu nhất”
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kì hôm qua, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga – phát ngôn viên cao cấp của Chính phủ cho biết “Báo cáo gần đây đã cho thấy sự gia tăng liên tục các ca nhiễm bệnh ở Tokyo dưới hình thức nhiễm bệnh theo cụm”.