Sau chuỗi siêu bão, thiên tai giáng xuống Nhật Bản, liệu núi Phú Sĩ có phun trào?

Khi nhắc đến đất nước Mặt trời mọc, chắc hẳn ai cũng đều liên tưởng đến Núi Phú Sĩ – Cái tên gắn liền với vẻ đẹp sơ nguyên nơi đây.

18:00 08/09/2018

Trải qua nhiều năm, Núi Phú Sĩ đã thành một trong những biểu tượng đặc trưng cho đất nước Nhật Bản.

Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất nước Nhật. Bản chất của nó là núi lửa, không những thế nó còn là một trong những ngọn núi lửa lớn nhất Nhật Bản vẫn còn đang hoạt động.

Chính vì thế, dưới tác động của môi trường tự nhiên như: mưa bão, lũ lụt, động đất,…Rất có thể khiến nó phun trào.

Vậy câu hỏi đặt ra là khi nào nó diễn ra khi Nhật Bản trong những năm qua đang phải đón nhận rất nhiều thiên tai?

Tính về niên đại lịch sử, núi Phú Sĩ vẫn được đánh giá là có tuổi đời còn rất trẻ. Khoảng 100,000 năm về trước ngọn núi này mới bắt bắt đầu được hình thành và kiến tạo cho đến ngày nay.

Dưới đây là hình ảnh mô phỏng cấu tạo bên trong núi:

Ảnh https://ja.wikipedia.org/wiki/富士山の噴火史

Lúc đầu, núi Phú Sĩ vẫn chưa có hình dáng núi đẹp như bây giờ. Trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm dung nham phun trào từ đỉnh núi bồi đắp, sau nhiều lần lặp đi lặp lại mới có thể thay đổi như hiện nay.

Vào năm 1707, núi Phú Sĩ đã đột nhiên phun trào. Sự kiện này cũng đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cả về người lẫn của cải, vật chất.

Ảnh http://富士山噴火.net/rekisi/

Được biết, trước lúc đó không lâu, một trận động đất đã diễn ra khiến hơn 20,000 người dân tại đất nước này t.h.i.ệ.t m.ạ.n.g, hàng trăm nghìn người bị thương.

Các bạn có thể hình dung rằng, sức ép của không khí do núi lửa phun trào có thể thổi bay cả một hòn đá kích cỡ khổng lồ như hình ảnh dưới đây.

Ảnh https://yamahack.com/2440

Hòn đá bị thổi bay đè nát một căn nhà, dung nham đốt cháy đất đai, chưa kể đến bụi tro được gió đưa đi xa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp thực vật và cánh đồng, hoa màu của người nông dân.

Bên cạnh đó, lúc đó tốc độ dòng chảy nham thạch lên tới 100km/h.

Ảnh https://yamahack.com/2440

1200 độ chính là độ nóng của mắc-ma mà các nhà địa chất đo được.

Ảnh https://yamahack.com/2440

Dù Tokyo cách núi Phú Sĩ tận 100km nhưng cả thành phố vẫn bị phủ kín bằng bụi núi lửa, chứng tỏ quy mô hủy hoại của núi lửa phun trào rất rộng.

Trong khoảng thời gian đó, đã có rất nhiều người dân sống quanh khu vực này mác các bệnh có liên quan đến đường hô hấp.

Được biết, khi núi lửa phun trào sẽ thải ra một lượng lớn khói bụi, chúng sẽ bay xuống các vùng có dân cư sinh sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân tại khu vực này.

Bên cạnh đó, bụi này nếu bay vào hệ thống phản lực sẽ có thể phá hư một chiếc máy bay.

Sự kiện xảy ra đã khá lâu, và hiện nay núi Phú Sĩ vẫn đang “say ngủ”. Thế nhưng với hàng loạt những thiên tai khủng khiếp ập tới với Nhật Bản trong năm nay, rất nhiều dự đoán không may liên quan đến sự thức tỉnh của ngọn núi lửa này đã được đề cập đến.

Các bạn nên hiểu rằng đó không phải là những dự đoán vô căn cứ. Đã có một số giáo sư cũng công nhận điều này và đang đều suất phương án phòng tránh trong thời gian tới.

Sau đó không lâu, Chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng đưa ra dữ liệu về mức độ ảnh hưởng trên phạm vi toàn nước Nhật nếu núi Phú Sĩ phun trào.

Ảnh https://yamahack.com/2440

Toàn bộ Tokyo sẽ bị nuốt chửng…

Với một quốc gia thường xuyên động đất như Nhật Bản, việc núi lửa phun trào chỉ còn là vấn đề thời gian. Đặc biệt khi mà dạo gần đây đã có liên tiếp rất nhiều thiên tại diễn ra liên tục tại đây.

Các bạn có thể hiểu đơn giản rằng, động đất và núi lửa phun trào có liên quan đến nhau.

Sau khi đọc xong hết tin tức trên, có bạn nào còn yêu vẻ đẹp này nữa không ạ? Đúng là đằng sau những thứ xinh đẹp luôn ẩn chứa nguy hiểm rình rập.

Theo: nguoivietonhat.com

Tags:
“Lương tâm của giới y học” của Nhật Bản khuyên: Xin đừng điều trị nếu bị ung thư!

“Lương tâm của giới y học” của Nhật Bản khuyên: Xin đừng điều trị nếu bị ung thư!

Thật khó tin nếu có một bác sĩ nói với bạn rằng đừng có điều trị nếu bị ung thư! Nhưng đây lại là bác sĩ được mệnh danh “Lương tâm của giới y học” của Nhật Bản.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất