Tại sao người Mỹ nói Việt kiềυ không tôn trọng lẫn nhaυ?
Hôm nay tôi muốn chia sẻ với quý vị câu chuyện mà tôi cảm thấy rất đau lòng mỗi khi bị người Mỹ nói về người Việt mình. Dù là câu chuyện cũng chẳng hay ho gì hay không muốn nói là xấu hổ, nhưng tôi vẫn muốn nói ra đây để chúng ta cùng hiểu hơn.
10:50 23/11/2022
Tuy nhiên có 1 điều rất lạ, khi người phiên dịch này nói chuyện với giao dịch viên người Mỹ bằng thái độ lịch sự bao nhiêu thì lại nói chuyện với tôi bằng thái độ ‘khó chịu’ bấy nhiêu. Cô phiên dịch viên người Việt thậm chí còn không có chào hỏi hay hỏi thăm tôi dù chỉ 1 lời. Tới lúc kết thúc công chuyện, cô ấy chào nhân viên người Mỹ một cách rất lịch sự, nhưng đối với tôi chỉ là một tiếng cúp máy lạnh lùng.
Giao dịch viên người Mỹ thấy vậy thậm chí còn ngạc nhiên hỏi tôi: Tại sao cô ấy không có chào hỏi hay quan tâm tới bạn vậy ? Tôi chỉ còn biết cười trừ: Chắc cô ấy bận nên có chút cáu gắt và quên mất những điều đơn giản đó… Rồi tôi thấy những giao dịch viên quay ra bàn về thái độ bất lịch sự của người phiên dịch. Họ nói về người Việt kèm một cái lắc đầu ngao ngán, điều mà khiến tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ và đau đớn.
Thực sự tôi không có thiếu cách để giải quyết công chuyện, tôi có thể nghe từ từ, hay nhờ người thân bạn bè giúp đỡ. Nhưng tôi vẫn muốn sử dụng phiên dịch vì tôi muốn giúp người Việt mình làm công việc đó có thêm thu nhập. Bản thân mình cũng chẳng tốn xu nào khi sử dụng những dịch vụ đó thì sao không nhờ phiên dịch để giúp họ kiếm thêm chút tiền. Với suy nghĩ đó, mặc dù vợ chồng tôi đều nghe được tiếng Mỹ nhưng khi vô bệnh viện, tôi vẫn muốn sử dụng phiên dịch, một phần vì họ có chuyên môn bài bản, một phần tôi muốn giúp đỡ họ. Mặc kệ họ có đánh giá tôi dốt hay thế nào, tôi cứ làm tốt việc của tôi là được. Buồn thay họ lại coi thường tôi dù tôi chính là người mang lại tiền cho họ.
Đó là điều tôi cảm thấy thực sự dở của người Việt mình. Đi làm cũng vậy, gặp người Mỹ thì ‘nịnh nọt’, gặp người Việt mình kiếm cớ gây chuyện rồi chửi bới. Tôi đã từng phải sống trong môi trường như vậy, thậm chí tôi có giải quyết chút nhu cầu cá nhân nhiều hơn thường ngày cũng bị chính người Việt mình soi mói, xét nét. Cho tới khi tôi tìm tới chỗ làm toàn người Mỹ, tôi mới thấy họ cư xử rất tốt, không có tính toán hay khắt khe như người Việt mình cư xử với nhau.
Nói thì bảo ‘vạch áo cho người xem lưng’, nhưng chuyện người Việt mình không tôn trọng nhau, người đến trước coi thường người đến sau, ‘ma cũ bắt nạt ma mới’ đã là chuyện quá phổ biến. Nghĩ về chuyện này, tôi thật sự thấy khó hiểu và đau lòng vô cùng. Mình cùng là người Việt với nhau, sao phải làm như vậy để làm gì, qua đây giúp đỡ nhau còn chưa đủ, còn phải ganh đua, soi mói nhau mà làm gì.
Thậm chí người thân trong gia đình của vậy. Người qua trước lúc nào cũng nhìn người qua sau với ánh mắt như thể ‘cái đứa này nó từ rừng từ rú, từ hang hốc nào qua đây’. Rồi đôi khi họ còn nói những lời động chạm tới lòng tự trọng của chúng ta, những lời nghe mà tủi thân vô cùng. Họ trách móc người đi sau mà quên mất rằng mình cũng đã một thời như vậy. Thực sự cứ phải khó dễ nhau làm gì, người ta không biết thì nói cho người ta, ai mới qua mà chẳng còn bỡ ngỡ.
Vì vậy, tôi thật lòng có lời khuyên các anh chị em cô bác sắp sửa sang đây, nếu ai có ý định đi làm hãng toàn người Việt thì thật sự nên cân nhắc. Chẳng thà mình lựa chọn hãng toàn người Mỹ làm, có khi còn được họ đối xử tốt hơn rất nhiều. Kết lại, tất cả những lời trên đều là chia sẻ thật lòng của tôi, nếu quý vị có ý kiến gì, xin cứ bổ sung, đóng góp để cộng đồng Việt chúng ta có nhiều điều kiện giúp đỡ nhau hơn nơi đất khách quê người.
Người Mỹ tìm cuộc sống mới ở ‘California châu Âu
Nathan Hadlock chuyển tới Lisbon, Bồ Đào Nha để thoát khỏi nguy cơ bạo lực súng đạn ở Mỹ, mà vẫn có thể tận hưởng nắng ấm và biển xanh như ở California.