Tạm biệt ga tàu Harajuku sau 96 năm phục vụ
Là một trong những điểm giao thông đường sắt vô cùng quan trọng của thủ đô Tokyo, ga tàu Harajuku đã phục vụ không biết bao nhiêu thế hệ người dân Nhật Bản lẫn du khách quốc tế.
15:00 05/04/2020
Nhờ có sự hoạt động của ga tàu này suốt gần một thế kỉ, quận Harajuku đã vươn mình lột xác thành địa điểm kinh tế – dịch vụ lộng lẫy, phồn hoa. Nhưng có lẽ chia ly là điều không thể tránh khỏi, sau 96 năm vận hành, ga tàu Harajuku với kiến trúc hoài niệm đầy thương nhớ, đã chính thức đóng cửa.
Ngày 21/03, chuyến tàu cuối cùng trên tuyến Yamanote đã khởi hành từ ga Harajuku, khép lại hành trình phục vụ dài 96 năm. Đội ngũ nhân viên của ga vận đồng phục chỉnh tề, cúi chào cảm ơn khách hàng trước khi cổng ga đóng lại.
Ngay sau khi ga Harajuku đóng cửa được ba tiếng, ga Harajuku kỉ 4.0 đã khai trương. Ga tàu mới nằm ngay cạnh ga cũ, với kiểu dáng hiện đại, khang trang, đồ sộ hơn, cũng như diện tích gấp 4 lần ga cũ, cùng kết cấu đường tàu hai hành lang (thay vì một hành lang một bên như trước) để khách đi tàu dễ dàng đứng đợi và lên tàu. Bên cạnh đó, ga mới có nhiều cổng ra tiện lợi, ngoài hướng ra phố mua sắm Omotesando và Takeshitadori, còn có cửa hướng đi đền Meiji. Không những vậy, ga tàu mới cũng được trang bị thêm nhiều thang máy và nhà vệ sinh cho người khuyết tật.
Ga tàu Harajuku được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1906. Tuy nhiên, trong trận động đất kinh hoàng ở vùng Kanto năm 1923 đã phá huỷ hầu hết các công trình xây dựng của Tokyo, ga tàu này cũng bị sụp đổ. Năm 1924, ga Harajuku lần nữa được khởi công. Và cho đến ngày nay, ga Harajuku đã vững chãi trải qua 2 lần đánh bom khốc liệt tại Tokyo trong Thế chiến thứ 2, cũng như sống sót khỏi cuộc cải cách x’y dựng hàng loạt ở thủ đô thời kì hậu chiến, sau đó là vượt qua những năm kinh tế bóng bóng của Nhật mà không hề suy suyển. Khoảng thời gian 96 năm ấy, nhiều lớp người Tokyo đã quá thân quen với việc ngày ngày đi lại, dừng chân tại kiến trúc cổ xưa, ấm cúng đầy thiện cảm của ga tàu này. Ga Harajuku đến nay là ga tàu làm từ gỗ lâu đời nhất ở Tokyo, và đã thu hút rất nhiều du khách đến chụp ảnh kỉ niệm.
Vì kiến trúc xây từ gỗ, giấy, cùng các vật liệu dễ cháy khác, trong khi ngày càng phải trang bị nhiều thiết bị điện, ga Harajuku đã không còn đủ tính an toàn về phòng cháy chữa cháy. Do đó, có khá nhiều lần ga tàu đã bị đề xuất phá huỷ. Năm 2016, Japan Railways đã đề xuất bản xây dựng lại ga tàu, dù vậy, vấp phải nhiều sự phản đối và kêu gọi bảo tồn của người dân. Thế nhưng những kế hoạch bảo dưỡng chỉ đủ kéo dài thêm 4 năm, cho đến khi ga tàu không đảm bảo được những yêu cầu thiết yếu của cứu hoả.
Ga tàu sẽ tạm thời chưa bị phá cho đến mùa thu năm 2020. Ngoài ra, Japan Railways cũng đã lên kế hoạch x’y dựng lại công trình với kiến trúc và chất liệu tương tự, n’ng cao tính kháng lửa cùng tu’n thủ quy trình chống cháy tại địa điểm này nhằm kỉ niệm thời hoàng kim của ga Harajuku, nhân tố không thể thiếu để dựng nên một Harajuku đô hội như ngày nay
Dù không thể tiếp tục phục vụ, nhà ga Harajuku vẫn là biểu tượng không thể thay thế của người dân nơi đây, để lưu lại dấu ấn về thời hoàng kim trong thế kỉ 20 đầy biến động, để cảm nhận hơi thở của quá khứ sơn vẽ lên những cột gỗ nâu, và thổi qua tâm hồn người lưu luyến thanh âm của một thời đã xa.
Nguồn: japankuru.vn
Tokyo trước nguy cơ rơi vào kịch bản của New York
Mỗi ngày trôi qua dường như lại có thêm tin xấu cho Tokyo.