Thắc mắc: Tại sao có nhiều loại thuế mà chính phủ Nhật lại chỉ tăng thuế tiêu thụ ?

Nhắc đến thời đại Heisei, cũng đồng thời nhắc đến những cột mốc vô cùng đáng nhớ và ảnh hưởng lớn đến xã hội Nhật hiện nay. Một trong số đó là 2 thời điểm, 1997 và 2014 khi mà thuế tiêu dùng đồng loạt tăng từ 3% lên 5%, rồi từ 5% lên 8%.

20:00 18/10/2018

Nguồn: https://entamescramble.com/970.html

Và mới đây, Bộ tài chính chính thức công bố quy định cũng liên quan đến thuế tiêu dùng sẽ được chính thức thực thi từ tháng 10/2019. Đó là tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10%. Quy định được thông qua tại phiên họp Nội các chiều 15/10 do thủ tướng Shinzo Abe chủ trì. Thật ra đây là kế hoạch đã được đề ra năm 2015 nhưng hoãn lại vì kinh tế nước nhà trì trệ.

Tuy nhiên thủ tướng nhấn mạnh rằng sẽ hoãn mức tăng thuế cho các mặt hàng thực phẩm và đồ uống. Có lẽ việc nâng giá của hàng loạt các sản phẩm trong lĩnh vực ăn uống vào năm 2018 đã tác động không ít đến quyết định của Nội các trong cuộc họp vừa qua.

Thế nhưng vẫn còn nhiều nghi vấn trong việc tại sao lại cứ tăng thuế tiêu dùng, trong khi còn có nhiều loại thuế khác như thuế thu nhập cá nhân, thuế pháp nhân… đều có thể đóng góp phần nào cho lĩnh vực an sinh xã hội như thủ tướng Abe đã tuyên bố.

Đăng tải trực tiếp khúc mắc của người dân, bộ tài chính đã trả lời như sau:

Trong tình hình già hoá dân số thiếu, dân số trẻ trầm trọng như Nhật Bản hiện nay. Gánh nặng mang tên “người cao tuổi” đã trở thành áp lực quá lớn đối với những thanh niên trong xã hội Nhật. Cắm đầu làm lụng để gồng gánh cả một thế hệ gìa nua mà không biết mai này, còn có người trẻ để nhờ vả chúng, để mình được hưởng thụ hay không? Vì thế nếu còn tăng thuế thu nhập cá nhân và thuế pháp nhân thì còn ép những thanh niên ấy đến mức nào. Trong khi việc tăng thuế tiêu dùng lại có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng, kể cả người cao tuổi.

Vì vậy sẽ giảm được phần nào sức ép đối với người trẻ hiện nay.

Ngoài ra, nhìn lại tình hình thu thuế trong 10 năm trở lại đây.

So với thuế pháp nhân hoặc thuế thu nhập tăng giảm thất thường, thì thuế tiêu dùng lại đều đặn tăng lên. Vì vậy việc dự trữ ngân khố quốc gia sẽ ổn định hơn rất nhiều.

*Nhìn lại 4 cột mốc quan trọng liên quan đến thuế tiêu dùng trong quá khứ:

Tháng 4 năm 1989:  Đưa thuế tiêu dùng 3% vào tất cả các loại mặt hàng

Tháng 4 năm 1997: Tăng thuế tiêu dùng lên 5%

Tháng 4 năm 2014: Tăng thuế tiêu dùng lên 8%

Tháng 10 năm 2019: Tăng thuế tiêu dùng lên 10%

Theo: nguoivietonhat.com

Tags:

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất