Tɦấy coп tɦườпɢ ɓắt cɦiếc tiếпɢ cɦó sủa ɓố мẹ tưởпɢ пɢɦịcɦ пɢợм, BS пói: 'Bị ɓệпɦ ɾồi'

Cô ɓé пày têп Tiểᴜ Tịcɦ (ɦọc ℓớρ 3), ɓaп ᵭầᴜ kɦi tɦấy coп ρɦát ɾa tiếпɢ пɦư cɦó sủa tɦì ɓố мẹ ɓé ℓại tưởпɢ coп мìпɦ пɢɦịcɦ пɢợм пêп ᵭã qᴜát мắпɢ, kɦiểп tɾácɦ kɦiếп Tiểᴜ Tịcɦ ɾất tủi tɦâп.

09:29 31/12/2020

Cô bé cũng không biết chuyện gì đang xảy ra nên khi đi học, bé vừa mở miệng ra thì tiếng "chó sủa" lại vang lên liên tục trong vài giây khiến cô giáo và các bạn rất sốc.

Sau đó, Tiểu Tịch khóc lớn nên cô giáo đã gọi bố mẹ đến đưa Tiểu Tịch đi khám xem sao. Tại phòng khám chuyên Khoa Thần kinh Nhi, bệnh viện y khoa Chiết Giang, mẹ cô bé nói với bác sĩ rằng gần đây ngoài lúc ngủ, Tiểu Tịch thường xuyên phát ra những tiếng kêu kì lạ, kéo dài tới 1 phút.

Dựa theo những triệu chứng của cô bé và các kết quả kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán cô bé bị rối loạn tic. Bố mẹ Tiểu Tịch đã rất ngỡ ngàng khi biết con mình bị bệnh, hơn nữa là bệnh rất lạ thế này.

Hình minh hoan, internet

Hội chứng rối loạn tic là gì?

Rối loạn tic (Tic Disoder) là một dạng rối loạn vận động hay phát âm không chủ đích, xảy ra bất ngờ, lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu xảy ra ở các cơ vận động thì được gọi là Tic vận động; xảy ra ở các cơ hô hấp thì gọi là Tic âm thanh.

Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi, bệnh trầm trọng nhất khi trẻ ở độ tuổi 11 - 12 (bước vào giai đoạn dậy thì). Đối với một trẻ thì bệnh này sẽ mất khi chúng lớn nhưng cũng có trẻ phải sống vơi nó đến khi trưởng thành.

Hình minh họa, internet

Nguyên nhân gây rối loạn tic

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh này vẫn chưa rõ ràng. Các chuyên gia cho biết một số yếu tố có thể gây bệnh như sau:

- Do di truyền

- Do những bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh.

- Do đột quỵ, chấn thương đầu, nhiễm trùng…

- Rối loạn tích cũng có mối tương quan nhất định với chế độ ăn uống, lối sống, tâm lý, môi trường và sinh học... (VD: dị ứng hóa chất thực phẩm, bị ảnh hưởng bởi phim ảnh và các trò chơi điện tử...)

Triệu chứng của rối loạn tic

- Tic âm thanh đơn giản: thở dài, ho, lẩm bẩm, tặc lưỡi, hắng giọng, la hét…

-Tic âm thanh phức tạp: nói lặp đi lặp lại một từ/câu không phù hợp bối cảnh, trẻ lặp lại lời chính mình, nhái giọng người khác, phát ra âm thanh của động vật (tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu....)

-Tic vận động đơn giản: nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ hàm.

- Tic vận động phức: tự vỗ vào người, tự cắn, giậm chân, nhảy nhót, xoay vòng… (chủ yếu do bắt chước hành động của người khác)

Phòng ngừa hội chứng rối loạn Tic

Theo bác sĩ, đây là bệnh ít người biết đến nên cha mẹ có thể không phát hiện ra con mình bị rối loạn tic. Tuy không gây mất thẩm mỹ nhưng bệnh để lâu sẽ khiến trẻ bị stress... Tốt nhất, để phòng ngừa con mình mắc hội chứng này, cha mẹ nên chú các vấn đề sau:

-Hạn chế trẻ chơi game, xem điện thoại, tivi, đọc sách truyện không phù hợp lứa tuổi...

-Luôn giữ không khí trong gia đình không bị căng thẳng

-Đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ vào ban đêm, ít nhất 10 giờ mỗi ngày

- Tạo cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống và môi trường sống tích cực để có sức đề kháng và tinh thần tốt

- Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường kéo dài cần cho trẻ đi khám để sớm điều trị. Với những trẻ bị rối loạn Tic thì sẽ được điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý.

Nguồn: Tổng hợp

Tags:
'Bậɫ мí' ɫɦứ пước ᴜốпɢ ɫɦầп ɫɦáпɦ ʋới пɢᴜyêп ℓiệᴜ có sẵп ɫɾoпɢ ɓếρ ᵭược ɫᴜệ ɫĩпɦ ƙɦᴜyêп ɗùпɢ мỗi sáпɢ мùa ᵭôпɢ, пɦấɫ ℓà ƙɦi ℓạпɦ sâᴜ

"Bậɫ мí" ɫɦứ пước ᴜốпɢ ɫɦầп ɫɦáпɦ ʋới пɢᴜyêп ℓiệᴜ có sẵп ɫɾoпɢ ɓếρ ᵭược ɫᴜệ ɫĩпɦ ƙɦᴜyêп ɗùпɢ мỗi sáпɢ мùa ᵭôпɢ, пɦấɫ ℓà ƙɦi ℓạпɦ sâᴜ

Bạп có ɓiếɫ, có мộɫ ɫɦứ пước có sẵп ɫɾoпɢ пɦà ɓếρ, пɦaпɦ ɫay cɦᴜẩп ɓị ʋài ɓa ρɦúɫ ℓà có пɢay ᵭồ ᴜốпɢ ấм пóпɢ, ɢiữ ấм cơ ɫɦể ɫừ sâᴜ ɓêп ɫɾoпɢ, ɫɾời ɾéɫ ᵭậм ɾéɫ ɦại ƙɦôпɢ ɫɦể ɓỏ qᴜa? Đó cɦíпɦ ℓà пước ɢừпɢ мậɫ oпɢ!

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất