Thế giới chuộng hàng Đức, người Việt chuộng hàng Nhật
Theo báo cáo Made In Country Index 2017 của hãng nghiên cứu thị trường Statista, hàng có xuất xứ từ Đức được ưa chuộng nhất thì tại Việt Nam hàng hóa Nhật Bản được ưa chuộng hơn cả.
16:09 23/11/2017
Ảnh minh họa.
Hãng nghiên cứu thị trường Statista vừa công bố báo cáo Made In Country Index 2017, khảo sát hơn 43.000 người tiêu dùng tại 52 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khảo sát, người tham gia sẽ được hỏi: Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm, nhận thức của bạn về nó thay đổi thế nào trong 12 tháng qua, đặc điểm nào sau đây khiến bạn nghĩ đến sản phẩm của quốc gia - vùng lãnh thổ này.
Theo những khảo sát, hàng hóa Made in Germany được ưa chuộng nhất đứng vị trí số 1. Xếp thứ 2 là hàng hóa của Thụy Sĩ. Các nước Anh đứng vị trí số 4, Mỹ - Nhật Bản - Pháp cùng đứng vị trí số 8.
Ngoài vị trí thứ hạng nghiên cứu này còn cho biết những thuộc tính gắn liền với sản phẩm xuất xứ từ các quốc gia trong con mắt người tiêu dùng toàn cầu. Cụ thể, các sản phẩm của Đức thường gắn liền với tính chất lượng cao (49%) và các tiêu chuẩn an ninh cao (32%). Các sản phẩm của Ý được đánh giá cao về tính độc đáo về thiết kế. Các sản phẩm từ Thụy Sĩ đứng đầu danh sách khi nói đến độ tin cậy (21%). Các sản phẩm từ Canada dẫn đầu về tính bền vững (21%).
Trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc xếp áp chót (thứ 49), với chỉ 28 điểm dù cho được người tiêu dùng đánh giá có tính kinh tế cao. Iran đứng cuối cùng với 27 điểm. Việt Nam được 34 điểm, đứng thứ 46 trong danh sách.
Tại Việt Nam, hàng hóa Nhật Bản được tin tưởng nhất với 100% người được hỏi đánh giá tích cực về sản phẩm nước này. Trong khi đó, hàng hóa Việt Nam lại được đánh giá cao tại Ecuador và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất.
Nguồn: Bizlive.vn
Không riêng người Việt mới chuộng hàng Nhật, chê đồ Tàu, người dân khắp thế giới đều công nhận điều đó
Xuất xứ đóng một vai trò quan trọng trong cảm nhận của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Đối với người tiêu dùng Việt Nam, “made in China” chắc hẳn sẽ đem lại cảm nhận khác với “made in Japan”.