Thế giới sau đại dịch nhìn từ Nhật Bản

Quan điểm của tác giả Shihoko Goto trên Japan Times

07:00 28/06/2020

Nhắc tới việc đối phó với đại dịch, thì Hàn Quốc và Đài Loan được báo trước là những hình mẫu của sự cai trị hiệu quả. Hành động kiên quyết của Đài Loan, đặc biệt là trong việc đóng cửa biên giới, và việc sử dụng rộng rãi công nghệ dữ liệu của cả hai nước được xem là ví dụ điển hình để các quốc gia khác học tập.

Mặc dù cũng có ít nhiều hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lan rộng của đại dịch, nhất là khi so sánh với Mỹ hoặc Châu Âu, nhưng cách tiếp cận của Nhật Bản lại thầm lặng hơn rất nhiều. Và dù COVID-19 đã tạo ra mối quan tâm mới và làm gia tăng ảnh hưởng của các cường quốc Châu Á ngoài Trung Quốc, thì sự thất vọng vì không được công nhận đối với những thành tích mà Tokyo đã đạt được trong việc đấu tranh chống lại sự lan rộng của virus corona là điều có thể hiểu được.

Đặt sự tự hào dân tộc qua một bên, vấn đề lớn nhất mà Nhật Bản phải tập trung đối mặt hiện nay đó là liệu quốc gia này có thể tận dụng những thay đổi mà đại dịch mang lại cho nền kinh tế toàn cầu hay không? Nếu thành công, thì đại dịch sẽ mang tới cơ hội duy nhất để Nhật Bản củng cố lại nền kinh tế và cũng tạo ra cơ sở để Tokyo nâng cao vị thế trên toàn cầu.

Nhật Bản thực tế đã vượt qua những rủi ro mà virus mang lại tương đối tốt, nhất là khi so sánh với Mỹ. Trong khi ngành công nghiệp du lịch và các ngành công nghiệp dựa trên trải nghiệm như khách sạn, các hãng hàng không, và nhà hàng đang gặp phải khó khăn, thì tỷ lệ thất nghiệp dự kiến trong tình huống xấu nhất dao động khoảng 6%, một con số khá mờ nhạt so với tỷ lệ 15% tại Hoa Kỳ. Hơn nữa, sự lan rộng của đại dịch đã không làm tổn hại một cách không cân đối tới thu nhập đặc biệt hoặc một nhóm đối tượng cụ thể. Chính vì vậy mà tình trạng bất ổn xã hội kéo dài do hậu quả của đại dịch rất khó có khả năng xảy ra.

Tuy nhiên, có một điều đang trở nên rõ ràng đó là những điểm yếu cố hữu trong cách tiếp cận thế giới công việc của Nhật Bản. Trả lời cho câu hỏi về cuộc khủng hoảng sức khỏe, nhu cầu giãn cách xã hội đã mang lại một sự thúc đẩy ghê gớm đối với mô hình làm việc tại nhà và thực tế đây là một trải nghiệm to lớn để đánh giá xem liệu mô hình làm việc từ xa có khả thi? Nếu không có gì thay đổi, thì mô hình ấy sẽ khuyến khích các công ty vừa và nhỏ đầu tư nhiều hơn vào công nghệ mạng, và nó cũng sẽ dẫn tới các cuộc tranh luận quốc gia về cách số hóa luồng công việc và làm sao để ít phụ thuộc vào giấy tờ cũng như các cuộc họp trực tiếp.

Hiện nay khi mà tình trạng lây lan tồi tệ nhất dường như đã chấm dứt, thì câu hỏi đặt ra là làm cách nào và khi nào có thể quay lại làm việc như bình thường, thay vì sử dụng nó như là một cơ hội để xem xét lại toàn bộ thói quen làm việc cổ xưa một lần cuối. Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi mà mặc dù nền tảng kinh tế của Nhật Bản đang duy trì tương đối kiên cường trước đại dịch, các công ty Nhật Bản vẫn không được xếp hạng cao như các bản sao tại Mỹ, ngay cả với các tiêu chuẩn của Nhật Bản.

Ví dụ, một bài khảo sát chung được thực hiện vào tháng 3 bởi Nikkei và trường đại học Hitotsubashi đã chỉ ra rằng 6 trên 10 công ty hàng đầu được xếp hạng về sự sáng tạo có trụ sở đặt tại Hoa Kỳ, trong đó 4 vị trí đầu tiên là Amazon, Facebook, Alphabet/ Google và Apple (được gọi chung là GAFA). Được ghi nhận bởi khả năng sáng tạo, tiềm năng vốn có và giá trị tổ chức, chẳng có gì là ngạc nhiên khi GAFA cũng được đánh giá cao bởi các tiêu chuẩn Nhật Bản.

Mặc dù vậy, điều đáng ngạc nhiên là khảo sát tượng tự cũng chỉ ra rằng vị trí thứ 8 và thứ 9 lần lượt thuộc về Samsung và China Mobile, trong khi công ty Nhật Bản đầu tiên lọt vào danh sách trên là Toyota xếp ở vị trí số 11. Cùng với đó, công ty Nhật thứ hai có mặt trong danh sách đó là Sony, vị trí số 45.

Đại dịch buộc các công ty phải suy nghĩ lại hoạt động kinh doanh của họ trong ngắn hạn, nhưng để có thể duy trì sự cạnh tranh dài hạn trong nền kinh tế toàn cầu, thì việc suy nghĩ về vấn đề gia tăng năng suất và cắt giảm chi phí thôi là không đủ. Người tiêu dùng trên thế giới không chỉ hình dung lại cách mà họ muốn được trao đổi và tương tác với người khác, mà họ còn mong đợi nhiều hơn từ các công ty với tư cách là các tác nhân có trách nhiệm trong nền kinh tế toàn cầu.

Ví dụ, thành công của Hàn Quốc trong việc giảm tỷ lệ nhiễm Covid-19 không chỉ đơn giản là một kết quả thực tế, mà nó còn là một cách mới lạ mà chính quyền trung ương cũng như địa phương tận dụng công nghệ dữ liệu làm ví dụ cho các nước khác học hỏi. Liên quan tới các vấn đề riêng tư và cá nhân, Samsung đã được xem như là một đối tác khu vực tư nhân khó tính trong cuộc chiến chống lại đại dịch, điều này cũng góp phần đẩy mạnh hình ảnh của họ như một nhà lãnh đạo đổi mới.

Tốc độ và mức độ lan truyền của Covid-19 qua biên giới đã làm nổi bật những điểm mạnh cũng như điểm yếu của các quốc gia và cộng đồng của họ. Điểm mạnh của Nhật Bản chắc chắn là sự đồng lòng trong việc tạo ra các thay đổi cần thiết trong cuộc sống hàng ngày để giữ cho tỷ lệ nhiễm bệnh ở mức thấp, mà không cần dùng đến các biện pháp đóng cửa cực đoan. Mặt khác, điểm yếu của họ chính là phản ứng lặng thinh trước việc tận dụng đại dịch để tư duy vượt giới hạn.

Điều mà Nhật Bản cần ngay lúc này chính là tư duy sáng tạo và đột phá để giải quyết các vấn đề bên ngoài vấn đề sức khỏe trực tiếp và các cuộc khủng hoảng kinh tế do virus corona mang lại.

Đại dịch đã không làm thay đổi một thực tế rằng Nhật Bản là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Nó cũng không thay đổi được thực tế rằng hầu hết các quốc gia công nghiệp hóa khác cũng đang phải đối mặt với thử thách xã hội già hóa. Cách mà Tokyo đối phó với thách thức về nhân khẩu học đã được theo dõi chặt chẽ trên thế giới, và cảm hứng để đối phó với thách thức ấy lại khá thất thường.

Tuy nhiên, nhu cầu giãn cách xã hội trong việc đối phó với đại dịch đã tạo ra nhiều cơ hội mới để giải quyết các thử thách cấp bách về già hóa dân số, bao gồm việc gặp gỡ cộng đồng trực tuyến, khám bệnh từ xa, học trực tuyến và sự hòa nhập xã hội thực sự. Cùng với đó, sự phổ cập mô hình làm việc từ xa sẽ là một lợi ích dành cho những ai cần phải chăm sóc các thành viên lớn tuổi trong gia đình cũng như những ai đang tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và nuôi dạy con cái.

Giống như việc một số ngành công nghiệp đã thực sự phát triển mạnh mẽ trong khi các ngành khác bị tàn phá trước đại dịch, một số chính phủ Châu Á đã có thể tận dụng sự bùng phát của Covid-19 để nâng cao vị thế của họ như những nhà lãnh đạo sáng tạo với các chính sách cộng đồng vững chắc.

Khả năng của Tokyo trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 và đảm bảo sự ổn định xã hội cần được thừa nhận một cách chắc chắn. Nhưng để có thể là một quốc gia truyền cảm hứng, thì Nhật Bản bắt buộc phải khai thác đà kinh doanh mới mà đại dịch mang lại trên toàn cầu.

Theo: isenpai.jp

Tags:
Vắc-xin Covid-19 “made in Vietnam” có triển vọng “về đích” sớm

Vắc-xin Covid-19 “made in Vietnam” có triển vọng “về đích” sớm

Một ngày giữa tháng 6, ThS. Mạc Văn Trọng – Công ty TNHH Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế – nhận được tin từ TS. Đỗ Tuấn Đạt (Chủ tịch Vabiotech), cho hay, dự án nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng Covid-19 của ông và các đồng sự “đã có kết quả.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất