Thời phong kiến, phụ nữ Nhật Bản có thể tự ly hôn và tái hôn với người khác!
Thời Edo, các cuộc hôn nhân vì tình yêu chỉ là ước mơ xa tầm tay của các cặp trai gái yêu nhau. Họ phải chịu sự sắp đặt của bố mẹ, nhìn gia thế mà chọn bạn đời, có khi đến tận đêm tân hôn mới biết được mặt người ấy.
20:30 25/05/2018
Hôn nhân đã khó khăn thì chắc chắn chuyện ly hôn lại càng khó hơn nữa, đặc biệt khi ý muốn ấy xuất phát từ … nữ giới.
Ở thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ như thời Edo, chắc hẳn đa số mọi người đều nghĩ việc vợ tự mình ly hôn với chồng là chuyện khó có thể xảy ra.
Nhưng trong thực tế, có hẳn một đế chế ủng hộ, hỗ trợ cho ước muốn ly hôn của người phụ nữ!
Có người về nhà cha mẹ đẻ, người thì nương náu ở chỗ quan lại hoặc Địa chủ. Nếu việc ly hôn phải thông qua trung gian thì có thể nhờ sự giúp đỡ của người giữ chức quyền cao để tiến hành thủ tục.
Nhưng nếu ngay cả những cách trên đều không được thì cũng còn một phương pháp cuối cùng là “trốn chạy” vào “Ngôi chùa cắt nợ trần gian” (tiếng Nhật gọi là Enkiridera) được Mạc Phủ cho phép hoạt động. Nổi tiếng nhất phải kể đến chùa Tokeji ở phía bắc Kamakura và Mantokuji ở Gunma được biết đến là nơi phán xét ly hôn dành cho phụ nữ có chồng.
Khi ẩn náu vào chùa và được người quản lý ở đây chấp thuận nguyện vọng, thì chùa sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm giúp người vợ được ly hôn. Họ sẽ tham gia khoá tập sự tại chùa từ 2 đến 3 năm, cắt tóc, đọc kinh, làm các công việc trong chùa và sau đó được ly hôn. Dù bên phía người chồng có phản đối kịch liệt thế nào, chỉ cần vợ trải qua 3 năm tại chùa là có thể cưỡng ép ly hôn.
Một điểm đặc biệt cần phải kể đến ở ngôi chùa này là những phụ nữ đã trải qua khoá tu tập sự và ly hôn với chồng vẫn có thể tái hôn với người đàn ông khác mà không phải chịu sự phê phán hay dè bỉu nào.
Như thế chẳng khác nào giống với xã hội bây giờ, phụ nữ có quyền ly hôn và tái hôn dựa vào quan toà xét xử. Xem ra thời phong kiến ở Nhật Bản tồn tại những điều luật có thể nói là “vượt thời đại”!
Thật bất ngờ đúng không nào?
Nói thêm là có hai nguyên nhân dẫn đến việc người phụ nữ đưa ra quyết định ly hôn là sự vũ phu, một người chồng vô dụng không kiếm tiền nuôi gia đình.
Trong hai ngôi chùa kể trên thì Tokeji ở Kamakura hiện nay trở nên rất nổi tiếng không phải vì độ linh thiêng trong việc cắt đứt tình duyên mà ngược lại, bằng việc cắt đứt duyên cũ, ngôi chùa có thể kết nối các mối nhân duyên tốt trong tương lai.
Các bạn nữ nào đang ở Nhật, nếu đang gặp chuyện rắc rối trong tình cảm hoặc vừa chia tay thì hãy thử đến Tokeji nhé.
Nguồn: Kim Ngân/ JAPO
Đàn ông Nhật ngậm ngùi khi phụ nữ chỉ thích chồng làm lớn và kiếm tỷ đồng mỗi năm
Phụ nữ Nhật Bản từ trước tới nay luôn bị xem là những con người yếu đuối, không được làm điều mình muốn và phải phụ thuộc vào chồng. Tuy nhiên, thế hệ phụ nữ mới của đất nước này đang chứng tỏ điều ngược lại khi không phải đàn ông nào cũng xứng làm chồng họ.