Thói xấu của lao động Việt tại Nhật: Hay than phiền và khó hòa nhập

Trích ý kiến của một người Việt nam đã có thời gian dài tiếp xúc với người Việt tại Nhật bản: “Hơn mười năm tiếp xúc với khá nhiều lao động Việt Nam xuat khau lao dong Nhat Ban bao gồm cả kỹ sư (kỹ thuật viên) và Tu nghiệp sinh (thực tập sinh), tôi được nghe cả than phiền lẫn khen ngợi về cuộc sống nơi đây. Xin sơ qua về một số nội dung mà người Việt chúng ta hay than phiền khi qua Nhật.”

07:00 10/08/2018

Thói xấu của lao động Việt nam tại Nhật bản

Công việc tốt hay không tốt thì người lao động vẫn than phiền

1/ Người Nhật ở Nhật không tử tế như người Nhật ở Việt Nam.

Theo đa số nhận xét mà tôi được chia sẻ thì người Nhật ở Việt Nam tử tế và cởi mở bao nhiêu thì người Nhật ở Nhật lạnh lùng và khép kín bấy nhiêu. Ngoài ra, một số người còn nêu ra lý do là “sau khi về Nhật thì người Nhật không giữ lời họ đã hứa ở Việt Nam”.

Việc người Nhật ở Việt Nam khác với người Nhật cũng là điều đương nhiên. Bởi lẽ người Nhật ở Việt Nam chỉ là thiểu số. Và khi họ ra nước ngoài du lịch họ đã khách sáo mà che đi những suy nghĩ thật của họ.

Ngược lại, khi về Nhật thì họ mới thực sự thể hiện suy nghĩ, thái độ thực sự của họ. Ngoài ra, đa số trường hợp khi qua Việt Nam là để phỏng vấn hay chỉ gặp gỡ nói chuyện nên người Nhật tỏ ra lịch sự. Còn khi về Nhật (khi mà người Việt đã đến Nhật) là làm việc thực sự. Trong công việc thì người Nhật nổi tiếng nghiêm khắc.

Chính những lý do trên đây đã khiến cho người Nhật ở Nhật khác với người Nhật ở Việt Nam.

2/ Công ty Nhật không như đã tưởng tượng:

Đa số người Việt Nam (tôi đã gặp)trước khi qua Nhật đã nghĩ rằng công ty Nhật phải hiện đại, và tất cả đều được tự động hóa. Công việc chủ yếu sẽ do rô-bốt làm. Còn người lao động, trong những bộ đồng phục sạch sẽ chỉ việc bấm nút điều khiển v.v… Nhưng thực tế thì lại hoàn toàn khác. Tất nhiên trong dây chuyền sản xuất, các công ty Nhật sử dụng rô-bốt. Tuy thế, ở Nhật vẫn còn nhiều công ty quy mô gia đình như tôi đề cập ở bài này. Và ở các công ty này môi trường làm việc không hẳn là sạch sẽ lắm. Và những khâu quan trọng như kiểm hàng đều phải làm thủ công. Chưa kể đến vì tính đặc thù mà nhiều công ty có nhiều công đoạn phải làm thủ công. Vì những lý do này mà nhiều người Việt đã “vỡ mộng” khi tưởng được qua Nhật điều khiển rô-bốt thì lại phải xuống xưởng lăn lộn với công việc tay chân.

Một yếu tố khác cần phải kể đến là việc giải thích không rõ ràng hay phóng đại thông tin của các công ty xuất khẩu lao động. Vì muốn thu hút được nhiều lao động mà khá nhiều công ty xuất khẩu lao động đã cung cấp thông tin sai với sự thật hay phóng đại về các công ty Nhật, vẽ ra một viễn cảnh màu hồng cho người lao động. Việc này cũng ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của người lao động về các công ty Nhật mà họ sẽ qua làm việc.

3/ Người Nhật keo kiệt, tỷ mỷ:

Điểm này thì tôi cho rằng do khác biệt văn hóa. Ở Việt Nam tiền lẻ không được xem trọng. Và người Việt Nam cũng quen với tính “đại khái”.(Chưa kể đến có khá nhiều người quan niệm cứ ai giàu thì tiều tiền không tiếc). Ngược lại người Nhật rất chi ly tỷ mỷ trong mọi lĩnh vực. Và ở Nhật tiền lẻ cũng rất được coi trọng(Khi đi mua hàng dù thừa ra 1 yên bạn cũng được thối lại đàng hoàng và ngược lại thiếu 1 yên thì không thể mua được). Ngoài ra,đa số các ông chủ của công ty Nhật giàu lên từ sự nỗ lực cá nhân nên họ càng coi trọng từng đồng họ kiếm ra được.

Từ những khác biệt trên đây dẫn đến việc nhiều người Việt Nam “bức xúc” là người Nhật keo kiệt tỷ mỷ.

4/ Công việc vất vả hơn ở Việt Nam:

Đây cũng là một nội dung nổi bật mà nhiều người Việt vẫn hay than thở. Khi được hỏi vì sao vất vả và vất vả ở điểm nào thì đa số họ trả lời rằng: Bị vắt sạch sức lao động! Câu trả lời có vẻ khó hiểu nhưng giải thích rõ ra thì nó đồng nghĩa với việc cường độ làm việc trong công ty Nhật khá cao. Và, hầu hết các công ty đều yêu cầu người lao động có một kết quả nhất định nào đó. Điều này khắc hẳn với phong cách làm việc truyền thống ở Việt Nam.

Có lẽ ra nước ngoài họ mang tâm lý là cần sự giúp đỡ/hỗ trợ của mọi người nên trở nên ‘dịu dàng ‘, dễ tính hơn .

Còn khi về Nhật thì khác hẳn vì họ về ‘nhà ‘, quay về làm chủ nhà thì vị thế sẽ khác đi rồi .

Túm lại đó chắc là do tâm lý khách-chủ và nữa là suy nghĩ “ai cần ai” của người Nhật .

Người Việt Nam đi học/đi làm ở Nhật cũng vì sự lạnh lùng/khó chịu của người Nhật ở Nhật (như nhiều người Việt vẫn hay nói) nên phần lớn là người Việt chơi với người Việt và ngại nói chuyện với người Nhật >> Dù có đi Nhật cũng giỏi mỗi tiếng Việt thôi….

Một trăm người thì may gì có chục người có suy nghĩ là nên tận dụng cơi hội nói chuyện với người Nhật để học tiếng Nhật, học cách suy nghĩ của họ. Và trong chục người có suy nghĩ kia thì có vài người thực hiện được. Số còn lại là tránh xa việc giao tiếp với người Nhật.

Về tiếng Nhật thì có một đặc điểm là nhiều người thích nói tiếng Nhật với người Việt(hay kiểu pha trộn nửa Nhật nửa Việt). Nhưng khi cần giao tiếp thì sẽ biện lý do là “không biết tiếng”, “sợ người ta không hiểu”. Kết quả là chỉ loanh quanh người Việt với nhau. Những “thông tin” họ học được cũng là tin đồn (đa số là phiến diện, thiếu chính xác) lan truyền trong giới người Việt. Thành thử, có ngươi ở đây khá lâu nhưng vẫn “lạc hậu” thông tin. Và chắc cũng “nhờ” vậy mà nhiều người Việt mãi cũng không học được nhiều điều hay từ Nhật mà đa số toàn học những cái xấu của người Việt, rồi rủ rê nhau làm điều xấu như là ăn cắp, đá tàu (có cả đường dây/hệ thống,…)rồi kể cả những cái nhỏ nhặt như làm ồn, làm phiền người khác,… Nhiều người coi Nhật Bản là 1 nơi để kiếm tiền nên ráng kiếm đc càng nhiều càng tốt, bằng mọi cách có thể mà thôi Nếu nói về những vấn đề mà người Việt làm bên Nhật thì muôn vàn. Những vấn đề nhạy cảm rất ư Việt Nam đều được khai thác rất triệt để trên đất Nhật mà người Nhật không hề biết. Bản thân tôi cũng là người Việt Nam, nhưng đã làm việc cũng như ở Nhật một thời gian dài khiến tôi không mấy hài lòng với cách sống của đại đa phần người Việt tại Nhật. Những văn hóa thường nhật nhất tôi vẫn chưa thể chấm điểm tốt cho người Nhật được.

Xin liệt kê một số trò mà Việt Nam giỏi ở Nhật :

Ăn to nói lớn – Khi đi ra ngoài, bạn có thể nhận biết ngay nhóm người đó là Việt Nam hay Trung Quốc, bởi có 1 đặc trưng rất ư Việt Nam. Khi tập thể người VN ngồi ăn với nhau sẽ phát ra một lượng âm thanh cực vui : ” chẹp chẹp chẹp, chách chách chách”… Mỗi người mỗi kiểu nghe rất lạ tai và nói trắng là rất khó chịu. Còn khi nói thì phóng hết cỡ như muốn để người khác biết sự có mặt của mình. Đây là mình đang nói về 1 bộ phận thôi chứ không đánh đồng cộng đồng Việt Nam. Thói quen này nên sửa đổi bởi : Người Nhật có thói quen khi ăn không cho người khác nhìn thấy trong miệng mình, nhai móm mém như mấy ông bà già ấy. Và khi nói họ sẽ cố gắng kìm chế để không gây ảnh hưởng xung quanh. Ngoại trừ gần đây mấy tụi trẻ Nhật ( nhất là mấy đứa con gái ) vô duyên hết chỗ chê. Ngồi trên các phương tiện công cộng như tàu và xe bus mà tụi nó nói chuyện oang oang như không có ai kế bên, bản thân mình là người Vn nhưng vẫn rất muốn đứng lên chửi mấy con quỷ ấy 1 trận cho đã cái miệng.

Thích Karaoke : Dù là người Nhật hay người Việt, đa phần đều thích Karaoke. Nhưng cái văn hóa Karaoke của Việt Nam ngộ lắm, nhất là ở khu tập thể mà dàn Karaoke cứ mở hết pô và cái giọng khan khan như có Đờm của anh Đờm Vĩnh Hưng, hay giọng the thé e é của mấy mụ thanh niên Việt cứ quần quần ngay tai nghe phát ói. Bởi mới nói, đâu phải ai cũng mê giọng hát của bạn đâu nên thi thoảng nghe 1 bài hay 2 bài còn chấp nhận được, sau đó nghỉ đi cho bà con nhờ. Đằng này cứ ca liên thiên tối ngày, nhất là mấy anh giọng Bắc cứ mở nhạc dân ca Nam bộ ca nghe nó chói tai không chịu được. Người Nhật lại khác, dù rất thích Karaoke nhưng họ sẽ để ý xung quanh, chả mấy khi mình thấy ở nhà riêng người ta có Karaoke cả mà đa phần đều thấy đi các quán Sờ nách vừa có mấy em xinh tươi tiếp rượu vừa ngân nga thôi. Tới mấy chỗ đó thì kệ thầy chứ em mon men theo nghe chi đâu. Nói chung là còn nhiều, những người theo trào lưu người già như mình ( mặc dù mới 28 tuổi ) thì có lẽ sẽ không chấp nhận mấy phong cách VN được nếu mấy anh cứ tiếp diễn thế này.

Lao động Việt đi xuất khẩu Nhật Bản

Lao động Việt thường có thói xấu “được voi đòi tiên”, đòi hỏi “việc nhẹ lương cao”

5/ Than là mình giỏi hơn Nhật nhưng lương vẫn thấp hơn Nhật:

Đây cũng là nội dung kinh điển mà tôi hay nghe mỗi khi có dịp người Việt gặp nhau. Cũng có thể ở vài lĩnh vực nào đó người Việt làm tốt hơn người Nhật. Nhưng nhìn tổng thể thì người vẫn thua kém Nhật ở khía cạnh nào đó. Vì thế việc tự đánh giá mình làm việc giỏi hơn Nhật có hơi “lố bịch”. Hơn nữa có thể làm việc cơ bắp thì người Việt trẻ và khỏe hơn người già làm việc trong công ty Nhật . Nhưng xét về sự dẻo dai, kinh nghiệm thì chưa chắc đã bằng họ. Một yếu tố nữa họ là Nhật nên công ty sẽ không khó khăn khi cần phải chỉ thị gì như chỉ thị cho người Việt Nam. Một thực tế nữa là 99% những người hay than vãn là những người làm việc không ra gì.

6/ Than công ty Nhật “thâm”:

Thường thì đây là những than vãn về chính sách, cách bố trí công việc khá chặt chẽ của công ty Nhật khiến cho nhân viên người Việt cảm thấy không mấy thỏai mái. -Ví dụ: +Ở những công ty mà nhân viên hay làm hỏng hàng: Có quy định nếu làm hỏng phải sửa bằng hết mà không được trả lương. +Ở những công ty hay có người nghỉ ngang (sau khi đã xin được visa dài hạn): Công ty chỉ ký hợp đồng ngắn hạn ( sáu tháng hay một năm). Thâm hay không thì miễn bàn nhưng có lẽ “vỏ quýt dày thì phải có móng tay nhọn”. Không như thế thì công ty Nhật sẽ khó tồn tại được.

Theo: tổng hợp.

Tags:
Phát hiện sớm ung thư dạ dày theo cách của người Nhật

Phát hiện sớm ung thư dạ dày theo cách của người Nhật

Người Nhật đa số phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nên tỷ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm đứng đầu thế giới.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất