Thủ thuật đơn giản nhưng cực hiệu quả này đã giúp người Nhật cắt giảm tới 1/3 chi tiêu lãng phí: Sắp hết năm rồi, tiết kiệm thôi!
Chi tiêu hợp lý và tiết kiệm là một vấn đề khiến không ít người phải đau đầu. Nhưng với thủ thuật Kakeibo, người Nhật đã giúp chúng ta giải quyết nhanh gọn nhẹ bài toán tiết kiệm này.
09:00 02/12/2018
Tháng nào lương cũng đều đặn nhưng không quá nửa tháng, bạn đã trong tình trạng "cháy túi". Phải chăng tiền kiếm bao nhiêu cũng không đủ hay do chi tiêu quá bất hợp lý làm cho chúng ta không những không để ra được đồng nào mà còn phải đi vay mượn khắp nơi để chờ đến đợt lương tiếp theo?
Để không bao giờ phải "dở khóc dở cười" với tình huống "lương chưa về đã hết", người Nhật đã nghĩ ra thủ thuật Kakeibo giúp tiết kiệm tiền mà thực chất là chi tiêu hợp lý.
Kakeibo trong tiếng Nhật có ý nghĩa là một cuốn nhật ký thu chi (được phát âm là "kah-keh-boh"). Trong cuốn nhật ký này, chúng ta sẽ ghi chép các khoản thu nhập và các khoản chi tiêu, mục đích chủ yếu là để tiết kiệm nhiều hơn.
Nghe có vẻ hơi buồn cười vì Kakeibo quá đơn giản, không ứng dụng, không công nghệ kỹ thuật số, không tính toán cao xa. Tuy không chứa đựng tất cả những tính năng tuyệt vời nhưng thuật Kakeibo lại giúp người dùng tiếp cận được thói quen sử dụng đồng tiền hằng ngày một cách chi tiết nhất và chắc chắn sẽ giúp đưa ra những quyết định tài chính chắc chắn.
Đó chính là những gì mà tác giả Fumiko Chiba đã nói trong cuốn "Kakeibo: Nghệ thuật tiết kiệm của người Nhật". Cuốn sách này thực sự là một cuốn nhật ký dài cả năm được gói gọn chỉ trong vài trang xoay quanh việc giải thích áp dụng thủ thuật Kakeibo này thế nào và lý do cần dùng đến nó.
Chiba viết trong cuốn sách rằng Kakeibo xuất hiện từ năm 1904, khi đó nó được nữ nhà báo đầu tiên của Nhật Bản, cô Hani Motoko, giới thiệu cho các bà nội trợ nhằm mục đích quản lý ngân sách của gia đình.
"Mặc dù Nhật Bản có nhiều văn hóa truyền thống khác nhau nhưng thuật Kakeibo lại là một công cụ truyền thống gần như có ích nhất cho phụ nữ kiểm soát tất cả các quyết định tài chính".
Theo Chiba, Kakeibo có thể xuất hiện với nhiều khuôn mẫu khác nhau nhưng vẫn rất phổ biến trên khắp đất nước Nhật Bản. Nếu bạn tìm kiếm "Kakeibo" trên Amazon, sẽ có hàng tá kiểu nhật ký có hình thức khác nhau xuất hiện.
Khi sử dụng thuật Kakeibo, bạn sẽ học được "tiết kiệm tiền là tiêu tiền hợp lý". Thay vì nhấn mạnh những thứ bạn không thể chi tiền vào, hãy chuyển mọi sự tập trung vào những thứ bạn thực sự cần chi tiền.
Kakeibo: một phần theo dõi, một phần phản hồi
Một chu trình Kakeibo dựa vào bốn câu hỏi rõ ràng:
1. Bạn có sẵn bao nhiêu tiền?
2. Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
3. Bạn đang tiêu bao nhiêu tiền?
4. Bạn có thể cải thiện bằng cách nào?
Rốt cục, nó không quá khác biệt với những phương pháp khác. Nhưng câu hỏi thứ tư chính là mấu chốt khiến Kakeibo mang một màu sắc riêng biệt hoàn toàn mà không một phương pháp nào có được.
Cuối mỗi tháng, bạn sẽ phải trả lời một loạt câu hỏi mang tính phản hồi:
1. Tháng này, bạn đã đạt được mục tiêu tiết kiệm đề ra chưa?
2. Bạn đã tìm ra cách nào để tiết kiệm tiền vậy?
3. Bạn đã tiêu quá nhiều tiền vào hạng mục nào?
4. Bạn sẽ thay đổi điều gì vào tháng tới?
Thật khó để mà nói liệu viết tay những thứ đó ra sẽ giúp ích hơn là sử dụng các công cụ kỹ thuật số. Nhưng Chiba có đề cập rằng Kakeibo sẽ giúp chúng ta "toàn tâm toàn ý suy nghĩ" đến các kế hoạch và mục tiêu tiết kiệm. Nghiên cứu cũng cho thấy chúng ta sẽ nhớ thông tin tốt hơn khi viết tay bởi vì như thể chúng ta bị ép phải nhập tâm vào những dòng văn bản đó.
Tuy nhiên, Tạp chí New York Times đã chỉ ra thủ thuật này là phương pháp tốt nhất chỉ khi bạn gắn bó lâu dài và có thể thay đổi hiệu quả tùy thuộc vào người sử dụng. Chắc chắn một điều rằng, nếu dùng thử một thời gian ngắn cũng sẽ không gây ra tác hại gì mà thậm chí bạn còn thấy thích nó.
Nếu bạn hay quên ghi chép lại các khoản chi tiêu và ghét ý định phải mang theo một quyển sổ tay đi khắp nơi thì một thiết bị kỹ thuật số như smartphone cũng chỉ giúp bạn đẩy nhanh tốc độ hơn mà thôi.
Theo: cafef.vn
Cảnh báo lừ.a đảo thực tập kỹ thuật sang Nhật Bản
Trung tâm Lao động ngoài nước và IM Japan không phối hợp hay ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào khác để tổ chức ôn luyện trước khi thi tuyển, tuyển chọn, đào tạo và phái cử thực tập sinh.