Tin vui cho lao động nước ngoài tại Nhật, Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất
Trong một phát biểu mới đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng kêu gọi xem xét lại hệ thống cấp phép cho lao động nước ngoài có tay nghề làm việc tại Nhật Bản.
17:30 24/02/2018
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra phát biểu này trong bối cảnh Nhật Bản đang đối mặt với một thị trường lao động ngày càng có xu hướng thắt chặt hơn.
Phát biểu tại cuộc họp Hội đồng chính sách kinh tế và tài chính, Thủ tướng Abe đã đề xuất cần mở rộng khung quy định hiện nay – đang áp dụng đối với lao động lành nghề người nước ngoài được phép làm việc trong các lĩnh vực cụ thể.
Dịch vụ có lẽ là lĩnh vực cảm nhận được rõ nhất sự thiếu hụt lao động, với số liệu của chính phủ cho thấy, trong năm 2017, có tới 150 việc làm cho mỗi 100 người lao động. Con số này đánh dấu tình trạng thiếu lao động trầm trọng nhất ở Nhật Bản trong hơn 40 năm.
Số người lao động nước ngoài tại Nhật Bản chủ yếu đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Phi-li-pin, Bra-xin… Trong đó, lao động người Trung Quốc có số lượng lớn nhất, hơn 370 nghìn người, tăng 8% so năm 2016. Số lao động Việt Nam tại Nhật Bản đứng thứ hai với hơn 240 nghìn người, tăng 40% so năm 2016. Mặc dù số lao động người nước ngoài tại Nhật Bản tăng mạnh nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, tay nghề thấp, còn số lao động trình độ cao chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Ðể bù đắp sự thiếu hụt nhân lực, một số công ty Nhật Bản thuê các thực tập sinh và sinh viên nước ngoài làm những công việc không yêu cầu tay nghề cao. Theo thejapantimes, trong ngành công nghiệp chế tạo, 40% số lao động nước ngoài là các thực tập sinh. Trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng, 60% số lao động nước ngoài là sinh viên. Ðiều này giúp cải thiện tình hình nhưng cũng nảy sinh những lo ngại về việc lạm dụng thị thực du học cho mục đích lao động, cũng như quyền lợi của các lao động người nước ngoài.
Ðể cải thiện tình trạng này, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành nhiều giải pháp để thúc đẩy nền kinh tế. Một số biện pháp như tăng giờ làm thêm và khoảng cách lương giữa lao động Nhật Bản và người nước ngoài cũng được cân nhắc. Ngoài ra, sự thiếu hụt dân số trong độ tuổi lao động cũng là động lực thúc đẩy tăng năng suất thông qua những đổi mới về công nghệ rô-bốt và trí tuệ nhân tạo.
Những điều chỉnh trong Luật Lao động của Nhật Bản gần đây được kỳ vọng sẽ thu hút lao động có tay nghề thấp. Bởi trước đó, Chính phủ Nhật Bản chỉ khuyến khích các chuyên gia nước ngoài trong ngành công nghệ thông tin và một số lĩnh vực khác, hạn chế các lao động thiếu kỹ năng. Luật Lao động mới quy định các cơ chế quản lý các doanh nghiệp Nhật Bản, các cơ quan tuyển chọn, doanh nghiệp nước ngoài; tăng số lượng tiếp nhận thực tập sinh và kéo dài thời gian thực tập.
Những thay đổi này nhằm tăng khả năng quản lý người lao động nước ngoài, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài lao động tại Nhật Bản mà chủ yếu là sinh viên và thực tập sinh. Theo một số chuyên gia, việc tiếp nhận thực tập sinh từ các nước đang phát triển sẽ trở thành một trong những chiến lược nhằm vực dậy nền kinh tế của các địa phương và doanh nghiệp Nhật Bản.
Với những thay đổi nhằm thu hút nguồn lao động từ nước ngoài, Chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ giải quyết được nhu cầu lao động của nền kinh tế và giảm bớt gánh nặng dân số già lên hệ thống phúc lợi xã hội. Ðây cũng là cơ hội của những lao động người nước ngoài muốn đến làm việc tại quốc đảo này, trong đó có Việt Nam.
Xuất khẩu lao động: Kỷ lục mới được thiết lập
Năm 2017 cả nước đưa được 134.751 lao động đi nước ngoài làm việc, vượt 28,3% so với kế hoạch năm...