Tòa lâu đài trắng lung linh ở Nhật Bản chứa đựng bí ẩn về linh hồn của nữ người hầu bị chính người thương của mình giết chết tại đây

Không chỉ là một công trình kiến trúc tồn tại bền vững qua thời gian mà lâu đài Himeji còn nổi tiếng với câu chuyện về ma nữ được mọi người truyền miệng từ đời này sang đời khác.

15:00 08/02/2020

Đối với những người yêu Nhật Bản thì chắc hẳn sẽ không xa lạ với tòa lâu đài Himeji tọa lạc tại thành phố cùng tên, tỉnh Hyogo. Công trình này được xây dựng từ năm 1333 và trải qua hơn 6 thế kỉ cùng nhiều sự kiện lịch sử như Thế chiến II nhưng nó vẫn đứng vững, không hề có dấu hiệu xuống cấp. Ngoài ra, nơi đây còn nổi tiếng với câu chuyện về ma nữ được mọi người truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Himeji còn có tên gọi khác là Shirasagijo hoặc Hạc Trắng bởi vì lối kiến trúc như một con hạc đang dang cánh, vừa mạnh mẽ nhưng cũng rất nền nã. Lâu đài được xây trên núi và từ đó có thể quan sát toàn cảnh xung quanh. Ban đầu, lâu đài được đặt tên là Himeyama nhưng đến giữa thế kỉ 16 thì được chuyển thành tên gọi như Himeji như hiện tại dưới thời cai trị của tổ chức samurai Kuroda Shigetaka. Đến thế kỉ thứ 17 thì lâu đài trắng hoàn tất quá trình trùng tu, chỉnh sửa và có được diện mạo như ngày nay. Trông bên ngoài, Hạc Trắng như một pháo đài phòng thủ nhưng tất nhiên, nó chưa từng được sử dụng trong bất kì trận chiến nào.

Nguyên liệu để xây dựng lên tòa lâu đài này đa số được sử dụng là gỗ. Vào năm 2015, tờ Telegraph từng mô tả 2 cây cột của Hạc Trắng trông hệt như một đôi đũa trọc trời cao hơn 26m. Sở dĩ tòa lâu đài này có thể đứng vững đến ngày hôm nay là nhờ vào thiết kế sử dụng thạch cao một cách thông minh và tinh tế. Được biết, du khách đến lâu đài Hạc Trắng tham quan buộc phải tuân theo quy tắc xây dựng nếu không muốn bị lạc đường.

Dù vậy, sự tồn tại vững chãi qua thời gian của lâu đài Hạc Trắng cũng được ví như phép màu. Công trình đã “sống sót” trải qua vụ đánh bom hồi Thế chiến II, nhất là khi quân lính Mỹ đánh giá Himeji là vùng đất trọng điểm để tấn công. Chưa dừng lại ở đó, thảm họa động đất Kobe năm 1995 cũng không đánh bại được tòa lâu đài trắng này. Năm 1993, lâu đài Hạc Trắng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và là Bảo vật Quốc gia của xứ sở mặt trời mọc.

Giống như hầu hết những công trình kiến trúc cổ xưa, lâu đài Hạc Trắng cũng tồn tại những linh hồn ma ám. Câu chuyện về 1 chiến binh samurai trả thù người yêu mình từng là nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim thực hiện siêu phẩm kinh dị The Ring.

Tessan Aoyama là một chiến binh samurai cừ khôi và anh để mắt đến một người hầu có tên là Okiku. Tuy nhiên, Okiku lại không chấp nhận tình cảm của Tessan khiến người này tức giận và lên kế hoạch giành lấy cô ta.

Theo một bài đăng trên trang web Bloody Disgusting vào năm 2017, một trong những nhiệm vụ của Okiku là canh giữ 10 chiếc đĩa vàng đắt giá của chủ là Tessen. Một ngày nọ, Tessen đã trà trộn vào và lấy đi 1 chiếc đĩa trước khi đe dọa người thương rằng nếu cô không chấp nhận tình cảm thì hắn sẽ tố cáo cô ăn cắp món đồ quý kia.

Tuy nhiên, Okika vẫn kiên quyết với quyết định của mình cuối cùng bị Tessen giết chết bằng cách quăng xuống giếng sâu. Sau này, giếng ấy được gọi là giếng Okiku. Người dân địa phương đồn rằng linh hồn của Okika vẫn lảng vảng ở khu vực giếng nước và chính cô là người đã hành hạ Tessan đến nỗi mất trí.

Dù câu chuyện này vẫn chưa từng được chứng thực nhưng vẫn khiến người ta rùng mình mỗi khi nhắc đến lâu đài Hạc Trắng. Cho đến tận ngày hôm nay, đây vẫn là một trong những công trình đáng tự hào của người Nhật Bản.

Nguồn: Vintages News

Tags:
Sự phục hồi của thiên nhiên ở Fukushima sau thảm họa kép 2011

Sự phục hồi của thiên nhiên ở Fukushima sau thảm họa kép 2011

Nỗi khiếp sợ của thảm họa động đất sóng thần Tohoku ngày 11/3/2011

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất