Trước nạn sàm sỡ trên tàu điện, cảnh sát Nhật Bản tung ứng dụng 'gào thét' cho nạn nhân bị quấy rối

Thông thường, người bị hại sẽ không dám la hét kêu cứu vì lo sợ ảnh hưởng đến tính mạng cũng như sự an toàn của mình. Giờ đây, nhờ có Digi Police mà họ có thể nhận được sự giúp đỡ từ người xung quanh một cách kịp thời.

16:00 26/08/2019

Quấy rối tình dục vốn là một vấn nạn rất nan giải ở Tokyo nói riêng và trên toàn nước Nhật nói chung. Phụ nữ tại đây thường xuyên bị "sờ soạng" trên tàu điện dẫn đến tình trạng sợ sệt, lo lắng nhưng lại không thể làm gì được vì đây vốn là phương tiện đi lại đến trường học, công sở thuận tiện nhất.

Chỉ tính riêng trong năm 2017, quốc gia này đã ghi nhận hơn 900 vụ quấy rối tình dục. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản cho rằng con số này thực chất cao hơn rất nhiều bởi tâm lý chung của nạn nhân đều cảm thấy do dự, sợ mất thể diện khi đi trình báo.

Trước nạn sàm sỡ trên tàu điện, cảnh sát Nhật Bản tung ứng dụng “gào thét” cho nạn nhân bị quấy rối - Ảnh 1.

Chính vì vậy, để giảm thiểu tệ nạn này, sở cảnh sát Tokyo mới đây đã "trình làng" một ứng dụng cứu cánh giúp xua đuổi những kẻ bệnh hoạn.

Xin giới thiệu: ứng dụng Digi Police. Đây là một app miễn phí cho phép chủ nhân nhấn vào một nút trên điện thoại để phát ra giọng nói kêu lên: "Thôi đi! Bỏ cái tay ra!"

Trước nạn sàm sỡ trên tàu điện, cảnh sát Nhật Bản tung ứng dụng “gào thét” cho nạn nhân bị quấy rối - Ảnh 2.

Tin nhắn hiện lên màn hình sau khi nhấn nút

Để cảnh báo những hành khách khác, ứng dụng này cũng sẽ hiện lên dòng chữ: "Có kẻ sàm sỡ trên tàu. Xin hãy giúp tôi với!"

Hiện tại, sau 3 năm ra mắt, app này đã được tải về tới hơn 240.000 lần. Mặc dù vậy, số lượt download trong khoảng thời gian gần đây đã tăng lên chóng mặt sau khi một thần tượng nhạc Pop nữ bị quấy rối hồi năm ngoái.

Trước nạn sàm sỡ trên tàu điện, cảnh sát Nhật Bản tung ứng dụng “gào thét” cho nạn nhân bị quấy rối - Ảnh 3.

"Nhờ được nhiều người biết đến hơn, số lượng tải xuống đã tăng lên khoảng 10.000 lượt mỗi tháng," Keiko Toyamine, một nữ cảnh sát cho biết.

Thông thường, người bị hại sẽ không dám la hét kêu cứu vì lo sợ ảnh hưởng đến tính mạng cũng như sự an toàn của mình. Nhờ có Digi Police, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh mà không cần mở miệng. 

Nguồn: Kenh14.vn

Tags:
Nam bệnh nhân 45 tuổi đâm chém điên loạn 3 y tá, 1 cảnh sát

Nam bệnh nhân 45 tuổi đâm chém điên loạn 3 y tá, 1 cảnh sát

Cảnh sát Nhật Bản cho biết 4 người đã bị thương trong vụ tấn công bằng dao tại một bệnh viện ở thành phố Shikokuchuo, tỉnh Ehime ngày 9/8.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất