Từ nhiều năm nay người Nhật đi gửi tiền chỉ được trả lãi suất 0%, giờ còn sắp phải trả thêm một khoản phí

Các ngân hàng trên toàn thế giới đang phải vật lộn trong thế giới lãi suất âm và họ đang cố gắng chuyển gánh nặng này sang người gửi tiền một cách trực tiếp.

14:00 16/09/2019

Người gửi tiền ở Nhật Bản đã phải chịu đựng mức lãi suất 0% từ nhiều năm nay, nhưng chí ít thì họ vẫn được mở và duy trì tài khoản ngân hàng miễn phí. Nhưng điều đó sắp thay đổi, trong bối cảnh những đồn đoán về việc triển khai gói kích thích tiền tệ mới ngày càng tăng lên.

Từ nhiều năm nay người Nhật đi gá»­i tiền chỉ được trả lãi suất 0%, giờ còn sắp phải trả thêm một khoản phí

Theo chuyên gia phân tích Rie Nishihara của JPMogran Chase, các ngân hàng Nhật có thể bắt đầu thu phí duy trì tài khoản đối với các khách hàng cá nhân mở tài khoản tiết kiệm nếu như NHTW Nhật Bản (BoJ) hạ lãi suất xuống sâu hơn nữa. Tháng trước 1 thành viên của BoJ đã cảnh báo BoJ đang xem xét sự thay đổi này.

Trong khi những loại phí như thế này là điều phổ biến ở các thị trường như Mỹ, các ngân hàng Nhật Bản lâu nay vẫn cảm thấy không nên thu phí từ người gửi tiền. "Lâu nay đó vẫn là một điều tối kỵ, nhưng nếu lãi suất cơ bản tiếp tục bị hạ xuống, ít nhất thì chắc chắn sẽ có một cuộc thảo luận về vấn đề này", Nishihara nói.

Kể từ khi Nhật áp dụng chính sách lãi suất âm từ năm 2016, cổ phiếu của các ngân hàng Nhật đã giảm sâu do lợi nhuận bị ảnh hưởng. Nishihara ước tính 1 đợt cắt giảm lãi suất khác có thể khiến 500 tỷ yên (tương đương 4,6 tỷ USD) bốc hơi khỏi lợi nhuận của các ngân hàng, trong khi họ có thể thu lại khoảng 300 tỷ yên nếu thu phí 1.000 yên mỗi năm trên mỗi tài khoản.

Các ngân hàng trên toàn thế giới cũng đang phải vật lộn trong thế giới lãi suất âm và ở châu Âu họ đang cố gắng chuyển gánh nặng này sang người gửi tiền một cách trực tiếp. Hôm qua NHTW châu Âu thông báo hạ lãi suất từ -0,4% xuống -0,5%.

Theo cựu Phó Thống đốc Bọ Hiroshi Nakaso, ngoài tác dụng giảm áp lực lên lợi nhuận của các ngân hàng, phí duy trì tài khoản tiền gửi còn có thể giúp giải quyết tình trạng dư thừa tài khoản. Mỗi người Nhật Bản trưởng thành hiện có tới 7 tài khoản, tỷ lệ cao nhất thế giới theo số liệu IMF.

Các ngân hàng Nhật thường tránh thu phí duy trì tài khoản vì hai lý do. Một là lịch sử phải cạnh tranh khốc liệt để thu hút tiền gửi sau thế chiến thứ hai, hai là văn hóa coi việc cung cấp tài khoản là 1 dịch vụ thiết yếu. "Xã hội Nhật quan điểm không nên thu phí đối với những đồng tiền được gửi tại ngân hàng mà người gửi đã phải làm việc vất vả mới tích lũy được. Nhưng có lẽ đã đến lúc người Nhật bàn về việc bù đắp một khoản tiền nhỏ để được phục vụ dịch vụ tài chính cơ bản".

Phí duy trì tài khoản có thể trở thành nguồn doanh thu ổn định cho các ngân hàng vốn đang phải đầu tư mạnh tay vào những mảng mới điển hình như ngân hàng số để tăng tính cạnh tranh. Số phí này hoàn toàn có thể được sử dụng để tạo ra các dịch vụ mới.

Trí thức trẻ/Bloomberg

Tags:
Thực tập sinh Việt Nam đến Nhật học tập và làm việc ngày càng đông, thế nhưng ngày càng có nhiều vụ thiệt mạng hoặc tự sát không rõ nguyên nhân

Thực tập sinh Việt Nam đến Nhật học tập và làm việc ngày càng đông, thế nhưng ngày càng có nhiều vụ thiệt mạng hoặc tự sát không rõ nguyên nhân

Điều này khiến dư luận và truyền thông nghi ngờ điều kiện làm việc hoặc môi trường sống có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của những thực tập sinh người Việt hay không.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất