Vụ giết 9 người rúng động Nhật Bản hé lộ những thực tại khắc nghiệt tại xứ sở mặt trời mọc

Theo thống kê chính thức của các phương tiện truyền thông, hàng năm, trên dưới 30.000 người Nhật tự tìm đến cái chết để giải thoát bản thân khỏi cuộc sống thực tại.

11:20 07/11/2017

Số người tự tử ở xứ sở mặt trời mọc còn cao hơn số người chết vì tai nạn giao thông. Thực tế này tiết lộ những sự thật đáng buồn đằng sau vẻ hào nhoáng của đất nước mà bao người mơ ước được đặt chân tới.

Trong những ngày vừa qua, cảnh sát đã điều tra hành tung của Takahiro Shiraishi, nghi phạm trong vụ án giết hại 9 người tại Nhật Bản và phát hiện ra rằng, Takahiro thường xuyên cảm thấy tuyệt vọng, chán nản và nói rằng hắn không thấy ý nghĩa cuộc sống. Nhiều người kể rằng, anh ta vẫn quan tâm đến người bố sống một mình sau khi em gái và mẹ bỏ nhà ra đi. Nhưng nhiều người khác lại ghê rợn với hình ảnh hắn ngồi trước thềm nhà lúc tối muộn, mắt chừng chừng nhìn vào điện thoại.

Thông tin về quá khứ của Takahiro rất ít ỏi; chỉ có vài tấm ảnh từ thời Shiraishi còn học cấp 2, trong đó hắn vẫn còn là một cậu thiếu niên sáng sủa, rạng rỡ, với mái tóc bồng bềnh và đeo niềng răng.
Thông tin về quá khứ của Takahiro rất ít ỏi; chỉ có vài tấm ảnh từ thời Shiraishi còn học cấp 2, trong đó hắn vẫn còn là một cậu thiếu niên sáng sủa, rạng rỡ, với mái tóc bồng bềnh và đeo niềng răng.

Thật đáng ngạc nhiên, từ trước tới nay, Nhật Bản luôn tự hào trước việc là 1 trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới, đặc biệt là các vụ giết người liên quan đến súng ống. Vào năm 2014, nếu như số người chết vì súng ở Mỹ là 33.599 người, thì ở Nhật, con số tương ứng chỉ là 6 người. Đến năm 2015, cả nước Nhật chỉ có 1 người chết do súng.

Tội ác ít xảy ra ở Nhật, nhưng một khi đã xảy ra, nó sẽ rất trầm trọng. Điều này tương tự như những thanh niên hiền lành và xuất thân khó khăn như Shiraishi. Hồi tháng sáu vừa qua, Takahiro Shiraishi nói với cha mình rằng: ‘Con không thấy cuộc sống có ý nghĩa gì cả’ và ‘Con không biết mình đang sống để làm gì’.

Cảnh sát và các phóng viên tập trung bên ngoài căn hộ của Takahiro Shiraishi.
Cảnh sát và các phóng viên tập trung bên ngoài căn hộ của Takahiro Shiraishi.

Vào ngày 20/10, một dòng tin được đăng tải trên Twitter với nội dung: ‘Tôi muốn chết nhưng tôi sợ chết một mình, hãy liên lạc với tôi nếu ai đó muốn tự tử cùng’. Ít nhất 12 người đã bình thản phản hồi lại rằng: ‘Chết cùng nhau sao?’

Sau đó 4 ngày, anh trai của một cô gái đã báo cảnh sát: ‘Tôi không thể liên lạc với em gái mình từ hôm 21/10’. Anh trai của nạn nhân cho biết, anh thử đăng nhập vào tài khoản của em gái và bất ngờ phát hiện, em gái mình đã liên lạc với nghi phạm. Trong đoạn tin nhắn giữa cô gái mất tích và thủ phạm Takahiro Shiraishi, hắn ta cho biết, mình cũng ‘sẵn sàng để chết’.

Theo Chinanews, kết quả cuộc thăm dò cho thấy số người Nhật được hỏi trong độ tuổi 20-29 tuổi đã từng có ý định tự tử chiếm 34,9%, số người trong độ tuổi 30-39 là 34,5%.
Theo Chinanews, kết quả cuộc thăm dò cho thấy số người Nhật được hỏi trong độ tuổi 20-29 tuổi đã từng có ý định tự tử chiếm 34,9%, số người trong độ tuổi 30-39 là 34,5%.

Kẻ sát nhân đã lấy cái cớ ‘rủ nhau cùng tự tử’ để lôi kéo nạn nhân và điều này cũng cho thấy một thực trạng đáng buồn tại quốc gia này. Mọi người dường như không giấu giếm ý định tự tử của mình. Phải chăng, đây là chuyện đang dần trở nên phổ biến tại xứ sở Mặt trời mọc.

Ở Nhật Bản, nhiều người vẫn mong muốn tàu hỏa, tàu điện ngầm hay các phương tiện công cộng khác có thể chậm vài phút để mỗi người có cơ hội nghỉ lại vài phút.
Ở Nhật Bản, nhiều người vẫn mong muốn tàu hỏa, tàu điện ngầm hay các phương tiện công cộng khác có thể chậm vài phút để mỗi người có cơ hội nghỉ lại vài phút.

Theo Bộ Y tế Nhật, năm 2016, Nhật Bản đứng thứ 6 về tỉ lệ người tự tử, xếp sau Litva (30,8), Hàn Quốc (28,5) và Surinam (24,2). Điều này có thể lý giải bởi những nguyên nhân dưới đây:

Nạn bắt nạt hoành hành cả ngoài đời lẫn trên mạng

Tại Nhật Bản hay bất kỳ quốc gia nào khác, luôn có hai hình thức bắt nạt tồn tại song song.

Bắt nạt tại trường học hoặc những nơi công cộng là hình thức truyền thống nhất. Nạn nhân thường bị đánh tập thể trong phòng thay đồ, bị nhốt trong lớp học và thả khí gas đến nghẹt thở,…

Hình thức bắt nạt thứ hai thường được thực hiện trên mạng và đang nở rộ trong những năm gần đây do sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet. Trong nhiều bộ phim Nhật, các nữ hoặc nam diễn viên chính thường rơi vào hoàn cảnh như vậy. Nhưng tất nhiên, họ sẽ được cứu giúp và thoát chết.

Tuy nhiên, cuộc sống thực lại không như vậy. Những nạn nhân của nạn bắt nạt học đường, hầu hết là các cô cậu tuổi vị thành niên, sẽ bị dồn đến cái chết. Ngay từ năm 1986, hình ảnh một nam sinh 13 tuổi treo cổ trong phòng vệ sinh tại trung tâm thương mại đã khiến cả thế giới rùng mình. Nguyên nhân dẫn tới cái kết đau thương của em là do bị bạn bè bắt nạt.

Mới đây nhất, một nữ sinh 13 tuổi khác cũng đã tự tử bằng cách nhảy ra trước đoàn tàu hỏa. Em quyết định tìm đến cái chết sau hơn một năm bị bạn cùng lớp bắt nạt. Ở lớp, cô bé bị gọi bằng những cái tên như ‘thú nuôi’ hay liên tục bị bạn bè kêu chết đi.

Tại Nhật Bản, tình trạng bạo lực học đường còn được biết đến với cái tên Ijime. Trong năm 2016, khoảng hơn 224.540 trường hợp bạo lực, bắt nạt học đường đã được báo cáo. Con số này đã tăng 19% so với năm trước.

Áp lực từ thi cử: Chọn cái chết để ‘đỗ’ tại thiên đàng

Giống như Hàn Quốc và Trung Quốc, thi đại học là một trong những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mỗi người dân Nhật Bản. Bên cạnh việc tham gia vào những lớp học chính thức trên lớp, rất nhiều học sinh chọn cách ‘chôn chân’ tại các lò luyện thi hay các lớp dạy thêm kỹ năng mềm để có kiến thức cũng như chắc chắn đem về cho mình một tấm vé ‘chuyển cấp’.

Luôn phải cố gắng đến tột cùng, tuyệt đối không chểnh mảng là tư tưởng của hàng ngàn bạn trẻ tại đất nước mặt trời mọc. Họ đối mặt với khối lượng áp lực khổng lồ, những lo lắng cho chuyện đỗ trượt,… ngay từ khi còn rất nhỏ. Khi tâm lý chưa vững, tự tử như để tạo cho mình một lối thoát là cách người trẻ Nhật chọn.

Theo số liệu từ Văn phòng Chống tự tử Nhật Bản, trong hơn 40 năm qua, số lượng vụ tự tử của học sinh tăng vọt trong ngày 1/9, ngày bắt đầu năm học mới sau kỳ nghỉ hè.

Sự cầu kỳ thể hiện từng chi tiết và mọi hành vi khác nhau.
Sự cầu kỳ thể hiện từng chi tiết và mọi hành vi khác nhau.

Cả đất nước Nhật Bản đang ngày càng giống những người theo chủ nghĩa hoàn hảo (perfectionist) chúng ta vẫn gặp thường ngày. Họ khắt khe với bản thân, tự trách móc mình khi cảm thấy kết quả đạt được không mong đợi – mặc dù những gì họ làm ra đã bỏ xa người khác cả trăm bậc. Họ tự nhủ với bản thân rằng: ‘Mình là đồ bỏ đi, mình không biết làm thế nào để sống tiếp trong cuộc đời khó khăn này.’ Ở họ luôn thiếu một tinh thần lạc quan – đức tính cần có trong bất cứ người nào để ‘sinh tồn’ trên thế giới khắc nghiệt này.

Tại Nhật, rất nhiều học sinh, sinh viên, công nhân viên nhà nước,… ngồi đợi xe buýt đón đến trường, tàu hỏa, tàu điện ngầm mà lòng hi vọng mọi thứ chậm trễ vài phút. Nhưng tại sao họ lại có mong muốn đó? Lý do đơn giản là vì họ chỉ muốn có thêm một chút thời gian để nghỉ ngơi.

Áp lực tài chính: Không có cơm-áo-gạo-tiền tức là chết!

Bên cạnh chủ nghĩa hoàn hảo, nạn bắt nạt hay áp lực thi cử thì nghĩa vụ kiếm tiền cũng khiến nhiều người Nhật phải tự tử.

Theo một số liệu thống kê gần đây, những người tự tử ở Nhật rơi vào đối tượng nam giới nhiều hơn nữ giới. Tại Nhật, đàn ông luôn phải giữ trọng trách gánh vác cả gia đình. Phụ nữ vẫn có thể đi làm, nhưng thu nhập chính phải đến từ trụ cột gia đình là đàn ông.

Khi trong xã hội, ai ai cũng có trong tay tấm bằng đại học thì việc nhanh chóng xin được một công việc lương cao không phải là điều dễ dàng. Khi những người đàn ông thất nghiệp và phải ngồi nhà hoặc chấp nhận làm một công việc lương thấp, cảm xúc xấu hổ rất tự nhiên sẽ ập đến. Dần dà, việc chịu sự gièm phá, chê cười của bạn bè và sự thiếu tin tưởng của vợ con khiến họ sẽ tự dồn mình vào bước đường cùng. Và đó chính là cái chết.

Đáng buồn hơn, rất nhiều người Nhật còn coi việc tự tử như một trong những cách bình thường giúp họ đối mặt với mọi chuyện. Trong cuốn sách ‘Sổ tay tự tử toàn tập’, tác giả Wataru Tsurumi thậm chí đã viết: ‘Tự tử là một phần văn hóa Nhật Bản’.

Tinh thần võ sĩ đạo và tín ngưỡng truyền thống: Con dao hai lưỡi khiến người Nhật tự tử

Đối với người Nhật, lúc lâm trận mà bị chết dưới tay kẻ thù là một sự sỉ nhục, vì vậy họ thà tự kết liễu đời mình để giữ gìn thanh danh và tinh thần quả cảm hơn người. Truyền thống ấy đã ăn sâu vào máu thịt người Nhật, nhưng dần dần bị biến đổi theo thời gian, khiến cho người Nhật bị ngộ nhận rằng, tự tìm đến cái chết là một hành vi dũng cảm và cao thượng.

Đối với người Nhật, lúc lâm trận mà bị chết dưới tay kẻ thù là một sự sỉ nhục.
Đối với người Nhật, lúc lâm trận mà bị chết dưới tay kẻ thù là một sự sỉ nhục.

Điểm tương đồng trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản chính là việc không tôn sùng chung một đạo. Phần lớn người Nhật Bản thờ cúng rất nhiều nhưng chỉ bằng quan niệm thờ kính như những con chiên ngoan đạo. Đối với những người theo đạo Hồi hoặc đạo Thiên chúa giáo, tự tử là một hành động tội lỗi và bị những con chiên ngoan đạo cực lực phản đối.

Thế nhưng, đối với người Nhật, tuy họ thờ cúng rất nhiều vị thần nhưng đa số lại không theo một tôn giáo cụ thể nào, vì vậy, tự sát trong mắt họ không phải là một cái tội mà chỉ đơn giản là một cách ‘gánh vác trách nhiệm’ với những người ở lại.

Bảo hiểm xã hội: Món quà cuối cùng cho người ở lại

Nhật Bản là một quốc gia sở có dân số già. Nhiều người già cảm thấy, mình không còn có ích cho cuộc sống, họ cảm thấy mình như đang ăn bám con cháu. Ngành bảo hiểm ở Nhật lại có một mức tiền bồi thường khá lớn dành cho những người tự tử. Hầu hết ai đủ điều kiện cũng cố gắng đóng cho đủ mức bảo hiểm để ‘nâng giá’ cho mạng sống.

Chính vì vậy, khi gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều người già, và thậm chí cả người trung nhiên đã coi cái chết là một cách giải thoát hữu hiệu. Một số người già ở Nhật thậm chí còn cho rằng, thông qua việc tự tử, họ có thể để lại cho người thân của mình một khoản tiền bảo hiểm khá lớn, coi như là món quà cuối cùng sau khi họ ‘nhắm mắt xuôi tay’.

Bơ Spiderum

Tags:
Con đường từ đứa trẻ trầm lặng thành nghi phạm giết 9 người ở Nhật

Con đường từ đứa trẻ trầm lặng thành nghi phạm giết 9 người ở Nhật

Hàng xóm và bạn học mô tả nghi phạm sát hại 9 người ở Nhật có tính tình trầm lặng, thích chơi trò bóp cổ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất