“Vua nợ” Nhật Bản Konosuke Matsushita: Thà chịu lỗ còn hơn sa thải nhân viên, mở ra thời đại Panasonic lẫy lừng

“Trong giới doanh nghiệp Nhật Bản, cái tên Konosuke Matsushita luôn là một mê lực, điều này có liên quan đến sự kiệt xuất trong kinh doanh của ông. Do vậy ông xứng đáng với danh xưng Ông thần quản lý, vị thần kinh doanh”, Báo Thời đại Mỹ bình luận.

09:49 27/10/2022

Konosuke Matsushita là một trong những doanh nhân huyền thoại của Nhật Bản. Tạp chí Time từng ví ông là sự kết hợp giữa Henry Ford và Horatio Alger.

Matsushita còn nổi tiếng với triết lý kinh doanh “nước máy”: “Sứ mệnh của nhà sản xuất là tạo ra nhiều sản phẩm giá rẻ, chất lượng tốt và làm cho quốc gia thịnh vượng” và là người luôn theo đuổi phương châm, dù khủng hoảng kinh tế trầm trọng đến đâu, cũng không cắt giảm hay sa thải bất kỳ nhân viên nào.

Konosuke Matsushita

Sinh ra trong một gia đình phú nông, các anh chị em mắc bệnh hiểm nghèo nhưng không có tiền chạy chữa nên lần lượt qua đời. Tất cả tình thương và kỳ vọng của gia đình đặt lên vai của Konosuke Matsushita. Từ năm 9 tuổi, Matsushita theo cha đến Osaka và làm việc cho một lò than và sau đó là một cửa hàng bán xe đạp. Cha của Matsushita mong rằng, môi trường làm công khắc nghiệt sẽ rèn luyện cho ông những khả năng có ích cho con đường kinh doanh sau này.

Năm 17 tuổi, Matsushita đến làm cho một công ty cơ điện do bị hấp dẫn bởi ngành công nghiệp này. Sau 7 năm làm việc, Matsushita quyết định thành lập công ty cho riêng mình với xuất phát điểm là sản xuất đui đèn cải tiến. Công ty ban đầu có tên Công ty Chế Tác dụng cụ cơ điện Matsushita – tiền thân của Công ty điện khí Matsushita sau nay.

“Đánh cược số phận với chiếc bóng đèn xe đạp

Tháng 11 năm 1918, sau khi đại chiến thế giới kết thúc, Nhật Bản trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Tháng 3 năm 1920, giá cổ phiếu giảm đột ngột, nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, người thất nghiệp tràn lan khắp các đường phố. Người lao động nhiều nơi bị sa thải. Các doanh nghiệp cắt giảm tiền lương nhưng lại tăng thời gian làm việc. Không có luật lệ nào bảo vệ quyền lợi của người lao động. Như một điều tất yếu, các phong trào biểu tình nổ ra khắp nơi.

Trong thời kỳ hỗn loạn đó, Matsushita vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh.

“Nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, không có nghĩa thế giới sẽ chấm dứt tại đây. Chẳng phải chính khủng hoảng là cơ hội có một không hai để mở rộng thị trường sao?”

Việc kinh doanh cứ quay theo một quỹ đạo nào đó, còn Matsushita vẫn xây dựng xưởng máy móc với quy mô hơn 230m2. Dù vốn trong tay chỉ có 4.500 yên nhưng anh đã chạy vạy vay mượn khắp nơi để mở xưởng.

Khi các công ty “đua” nhau phá sản, Mitsushita lại đi vay mượn tiền để mở rộng nhà xướng và gia tăng sản xuất

Giữa những năm 1920, xe đạp là phương tiện giao thông chủ yếu ở Nhật Bản. Tuy nhiên, khi đó đèn đường chưa phổ biến, nên việc đi xe đạp vào buổi tối thực sự rất bất tiện. Loại xe đạp có đèn chạy bằng pin chỉ đi được vài ba tiếng, lại hay hỏng nên không được sử dụng nhiều. Có người thay đèn bằng nến nhưng nến thì lại dễ tắt.

Vì bản thân rất thích xe đạp nên Matsushita quyết tâm chế tạo loại đèn mới cho xe đạp, loại đèn sáng, khó tắt và bền. Những kinh nghiệm bán hàng ở cửa hàng xe đạp trước kia đã trở thành tảng cho anh bắt tay thực hiện dự án mới.

Từ đó, anh mua bất cứ loại đèn nào có thể dùng cho xe đạp rồi tháo tung chúng ra, phân tích nhược điểm của từng chiếc. Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu đến quên ăn quên ngủ, anh đã đời gần 100 mẫu sản phẩm mới.

Năm 1923, anh cho ra mắt chiếc đèn xe đạp, chạy bằng pin. Với tính năng tốt, tuổi thọ lên tới 40 – 50 tiếng, nó hứa hẹn là một sản phẩm mang tính đột phá nhưng giá thành lại khá cao so với các sản phẩm xuất hiện trước đó. Anh đã mang mẫu sản phẩm đến giới thiệu cho các đại lý nhưng không được đón nhận như dự đoán.

Sản phẩm của Matsushita không được đón nhận như kỳ vọng

Tôi từng nghĩ rằng chỉ cần bán được hàng là sẽ thành công. Thế nhưng nó lại hóa thành trở ngại lớn nhất, khác xa với dự tính ban đầu của tôi. Mọi thương lái từng có mối quan hệ làm ăn với tôi đều không chấp nhận loại đèn này. Bởi vậy, tôi đã mang nó tới Tokyo và ký gửi ở những cửa hàng xe đạp chưa từng hợp tác trước đây nhưng không có nơi nào nhiệt tình với nó. Hàng sản xuất từ tháng Sáu còn lưu kho 2 nghìn chiếc bóng đèn. Số lượng pin mua về cũng hết sạch điện.

Matsushita Konosuke – “Tuổi thanh xuân vĩnh cửu”

Đổ bao nhiêu tâm sức để sáng tạo, giờ anh càng tức giận hơn vì đã đánh mất niềm tin. Cốt lõi của sự thành bại trong kinh doanh nằm ở niềm tin nơi khách hàng. Cảm thấy phương thức kinh doanh hiện tại có vấn đề, anh đã quyết định thử sử dụng phương pháp mới. Matsushita Konosuke đã tạo nên thị trường mới nhờ đi theo hướng ngược lại.

Bán buôn không thành, anh tính kế chuyển sang tập trung vào những người bán lẻ. Nghĩ là làm, anh thực hiện kế hoạch phân phát miễn phí cho mỗi cửa hàng 3 – 4 cái bóng đèn, rồi trực tiếp bật thử một trong số đó.

“Mong anh/chị giúp tôi kiểm tra xem nó có thể chạy được trong 30 giờ không và nếu nó còn khuyết điểm gì xin hãy góp ý cho tôi. Nếu hài lòng với sản phẩm này, sau này hãy nhập hàng của tôi. Anh/chị không cần trả nguyên một khoản tiền lớn để nhập hàng của tôi đâu!”

Để lấy lại niềm tin nơi người sử dụng, anh đã tự mình đi khắp nơi. Đánh cược số mệnh của mình vào hoạt động xúc tiến bán hàng, vì lẽ đó mà anh luôn theo dõi phản ứng của khách hàng bằng tâm trạng phấp phỏng, hồi hộp mỗi ngày.

Không lâu sau, bóng đèn xe đạp của Matsushita đã có mặt ở mọi cửa hàng đèn điện cũng như các cửa hàng xe đạp ở Osaka và bắt đầu thu hút được sự chú ý của mọi người. Những người trước đây cảm thấy bất tiện khi đi xe đạp vào ban đêm giờ đã bắt đầu tìm mua sản phẩm mới này.

Nếu bạn cứ tiếp tục cố gắng cho đến khi đạt được thành công, bạn sẽ không thất bại. Kết quả thu về chắc chắn sẽ là thành công.

Phản ứng của khách hàng đã vượt trên mong đợi, tin đồn nhanh chóng lan ra khắp nơi. Đó là thành công của phương pháp marketing truyền miệng. Đơn đặt hàng từ các lái buôn ngày càng nhiều. Cùng lúc đó, anh cũng đăng tin quảng cáo tìm đại lý bán lẻ để mở rộng thêm địa bàn.

Khắc phục tình trạng khủng hoảng việc sử dụng lao động dài hạn.

Từ cuối năm 1929, cơn đại khủng hoảng giới đã bắt đầu ảnh hưởng tới Nhật Bản. Các doanh nghiệp liên tiếp bị phá sản và cơn bão cắt giảm nhân công đã tràn tới toàn Nhật Bản. Các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cắt giảm nhân công mỗi nhà máy khi không có việc. Các khoản nợ của mỗi công ty đều tăng lên.

Cơn bão cắt giảm nhân công đã tràn tới toàn Nhật Bản (Ảnh minh họa)

Vì không nắm được tình trạng suy thoái kinh tế, nên Công ty Điện khí Matsushita đã tích trữ một lượng lớn hàng tồn kho, dẫn đến cảnh hàng hóa tồn đọng quá nhiều. Mọi người trong công ty đều cho rằng không còn cách nào khác ngoài việc hạn chế sản xuất. Tin đồn điều chỉnh cơ cấu đã lan ra cả bên ngoài công ty.

Lúc đó, sức khỏe của Matsushita Konosuke không được tốt nên ông phải dưỡng bệnh tại nhà. Iue Toshio đã tìm tới Matsushita để đề nghị việc cắt giảm nhân viên.

“Để khắc phục tình trạng khó khăn hiện nay thì cách duy nhất là giảm số lượng nhân viên và thu nhỏ quy mô công ty.”

Matsushita lắng nghe, sau đó trả lời một cách cương quyết.

“Việc đó là không thể được! Chúng ta không thể cắt giảm dù chỉ là một nhân viên.”

“Thưa giám đốc…”

“Tình trạng khủng hoảng này có thể chỉ là tình trạng tạm thời. Nếu vậy, làm sao chúng ta có thể sa thải những nhân viên tận tụy với công ty cho đến tận bây giờ? Khi cần thì tuyển, khi muốn thì sa thải, nếu cứ suy nghĩ thiển cận như vậy thì còn ai muốn cống hiến hết mình vì công ty không? Tài sản lớn nhất của công ty phải là nhân viên. Nhà máy thì chỉ cần huy động vốn thì có thể mở rộng nhưng nhân tài thì không thể mua được bằng tiền.”

Khi cần thì tuyển, khi muốn thì sa thải, nếu cứ suy nghĩ thiển cận như vậy thì còn ai muốn cống hiến hết mình vì công ty không?

Matsushita đã nói tiếp rằng:

Trên thế giới này, có ngày Mặt Trời chiếu sáng rực rỡ, nhưng cũng có ngày âm u. Nếu mỗi khi như vậy cử tuyển dụng rồi sa thải thì cuối cùng kết quả sẽ như thế nào? Dù chỉ một người thôi cũng không được đuổi. Tiền công cho nửa ngày làm việc hay nửa ngày sản xuất, dù là một phần trăm cũng không được cắt!”

“Nhưng thưa giám đốc…”

“Hằng ngày, hãy bỏ hàng mẫu vào trong cặp đi chào hàng, hãy cố gắng sao cho nhiều đơn đặt hàng hơn.”

Những nhân viên có tên trong thông báo rất hưởng ứng quyết định của Matsushita. Họ làm việc quên cả ngày nghỉ. Họ mang những sản phẩm mẫu tới mọi nơi ở Osaka và Kyoto. Dù phải đương đầu với bất cứ việc gì, họ đều đồng lòng quyết tâm bán hàng. Hàng tồn kho đã được nhanh chóng giải quyết và nhà máy lại đi vào hoạt động như bình thường.

Những nhân công được giữ lại công ty hết sức vui mừng, họ làm việc châm chỉ, quên cả ngày nghỉ

Matsushita Konosuke đã khiến những nhân viên trẻ tuổi hy vọng về việc đảm bảo của việc tuyển dụng lao động dài hạn. Quyết định này giành được sự ủng hộ tích cực từ phía nhân viên.

“Dù có đương đầu với khủng hoảng, Matsushita cũng không sa thải dù chỉ một người. Điều đó cho thấy đây là một công ty coi trọng nhân viên hơn tất thảy.”

Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và danh sách tài phiệt

Năm 1945, Bộ chỉ huy tối cao của quân Đồng Minh (GHQ) đóng tại Nhật bản đã đưa ra quyết định mới. Một trong số những quyết định đó nhắm vào Matsushita Konosuke. Tháng 6 năm 1946, Matsushita bị liệt vào danh sách những nhà tài phiệt cùng với Mitsui, Sumitomo.

Tháng 11 năm đó, Công ty Matsushita bắt buộc hạn chế hoạt động. Những giám đốc của công ty bị coi là tài phiệt, nếu người Mỹ không ưa thì họ sẽ lần lượt bị buộc phải rời khỏi vị trí giám đốc. Tuy nhiên, chỉ có một người không cam chịu và kiên quyết đấu tranh đến cùng. Đó là Matsushita Konosuke.

Hằng ngày, Matsushita tìm đến Bộ tư lệnh Quân đội Mỹ đóng ở Osaka nhưng vô ích. Vẫn không nản chí, Matsushita lên những chuyến tàu đông nghịt người,hàng chục lần tìm đến trụ sở chính của GHQ ở Tokyo để kháng nghị. Khó khăn này chưa qua, họa khác đã giáng xuống.

Tháng 11 năm 1946, lệnh thanh trừng Matsushita khỏi công ty được đưa ra. Matsushita đã tham gia vào chế tạo quân nhu nên ông nằm trong danh sách đối tượng bị sa thải theo mục A của lệnh. Lệnh thanh trừng này được áp dụng đối với tất cả các công ty sản xuất quân nhu nên người Nhật không thể nào kháng nghị.

Công cuộc cứu giám đốc của công đoàn

Tuy nhiên, công đoàn lao động sau khi biết chuyện này đã đồng lòng cứu giám đốc của mình. Công đoàn tại 42 chi bộ của công ty đã tiến hành cuộc vận động lấy chữ ký xin dỡ bỏ hình phạt đối với giám đốc và đã nhận được 93% sự ủng hộ. Sau đó, họ mang bảng chữ ký đến trụ sở của GHQ. Người phụ trách tại GHQ hết sức ngạc nhiên khi tiếp nhận hồ sơ và bảng chữ ký của họ.

Tất cả 13 đoàn viên chi bộ công đoàn còn tìm đến các cơ quan khác để thực hiện cuộc vận động chữ ký, đầu tiên là Chủ tịch thanh tra công chức cao cấp rồi đến các quan chức cấp cao GHQ, quan chức cấp cao của Chính phủ.

Trong giai đoạn chiến tranh, vấn đề chủ – thợ vẫn căng thẳng, nạn đình công xảy ra ở khắp các vùng trên đất nước Nhật Bản. Thêm do đó, lạm phát lên tới tột đỉnh, cuộc sống của người lao động rơi xuống tận đáy, bất mãn trong các công ty tăng cao. Tuy nhiên, những gì diễn của Matsushita lại hoàn toàn khác.

Công đoàn của công ty Matsushita đều đồng lòng cứu giám đốc của mình (Ảnh minh họa)

Việc Matsushita từng tuyên bố không sa thải bất kỳ nhân viên nào trong thời điểm khó khăn trước đây đây đã góp phần giúp ông nhận được sự ủng hộ của người lao động khi đứng trước lệnh thanh trừng của GQH.

Trở thành “Vua nợ” Nhật Bản

Bốn tháng sau, vào tháng 5 năm 1947, cuối cùng lệnh từ chức giám đốc đối với Matsushita cũng được bãi bỏ. Đối với dư luận khi đó, sự việc công đoàn của Công ty Điện khí Matsushita đứng ra bảo vệ giám đốc của họ là điều rất hy hữu. Thông tin về sự việc này đã được lan truyền rộng rãi.

Tuy Matsushita đã thoát được khó khăn này, việc kinh doanh của ông lại tiếp tục nảy sinh vấn đề khác, khoản nợ của công ty ngày càng chồng chất. Riêng tiền nợ đã lên đến một tỷ yên. Ông được đặt biệt danh là “Vua nợ” của Nhật Bản. .

Nhờ chính sách kiềm chế lạm phát vào năm 1948 của GHQ mà tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống, vật giá bình ổn. Tuy nhiên, lãi suất lại tăng lên và đồng tiền không được luân chuyển. Nhu cầu tiêu dùng đột ngột giảm và đầu ra của sản xuất bị chững lại, phát sinh sản phẩm dư thừa. Không ít doanh nghiệp đua nhau phá sản do thiếu vốn trầm trọng.

Thời điểm Matsushita đối mặt với bước chuyển đổi đặc biệt đó là khi chiến tranh Hàn Quốc bùng nổ vào năm 1950. Vì Mỹ tham gia vào cuộc chiến tranh Hàn Quốc nên Chính phủ Mỹ đã mua một lượng hàng lớn để phục vụ cho chiến tranh ở Nhật Bản.

Giống như Công ty Toyota đang đối mặt với nguy cơ phá sản hồi sinh trở lại, Công ty Điện khí Matsushita cũng đã tìm thấy lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

Để vượt qua khủng hoảng, Matsushita cần tìm ra lối đi mới

Năm 1951, tại sân bay Haneda, Matsushita lên chuyến bay tới Mỹ để tìm hiểu thị trường Mỹ hùng mạnh. Khi vừa đặt chân lên nước Mỹ, Matsushi cùng kinh ngạc. Sau chiến tranh, trên khắp các đường nước Mỹ tràn đầy sức sống.

Các hộ gia đình của Mỹ đều sở hữu chiếc tivi – điều chưa từng thấy ở Nhật Bản. Ở Mỹ, lúc bấy giờ có 7 triệu chiếc tivi được sử dụng. Nữ nhân viên của Mỹ có mức lương tương đương với giám đốc của bên Nhật.

Vào giữa mùa đông, Matsushita lên đường trở về quê hương. Các nhân viên đến sân bay đón ông đã tỏ ra ngạc nhiên với bộ dạng thanh lịch, quý phái của Matsushita.

Mở ra thời đại Panasonic trên thị trường thế giới

Công ty Điện khí Matsushita đã bắt đầu xây dựng những nhà máy sản xuất đầu tiên ở Mỹ, sau đó đến Đông Nam Á, châu Mỹ Latin, châu Phi… Những sản phẩm đồ gia dụng giúp nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng đã nhận được sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới.

Matsushita đã bắt đầu xây dựng những nhà máy sản xuất đầu tiên ở Mỹ, sau đó đến Đông Nam Á, châu Mỹ Latin, châu Phi…

Năm 1955, lần đầu tiên, công ty xuất khẩu loa sang Mỹ dưới thương hiệu Panasonic. Từ đây, thời đại của thương hiệu này đã rộng mở và trở thành biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản.

Năm 1960, Số vốn của Công ty Matsushita tăng 15 tỷ yên. Số nhân viên công ty cũng tăng 25 nghìn người. Tháng Một năm đó, tại cuộc họp phát biểu phương châm kinh doanh của công ty, Matsushita đã nói rõ rằng: “Chúng tôi sẽ lần đầu tiên áp dụng chế độ làm việc năm ngày một tuần với mức tiền lương giống với các công ty làm việc sáu ngày một tuần. Chế độ này sẽ được thực hiện từ năm 1964.”

Thời đó, sản phẩm của Nhật Bản được coi là hàng rẻ tiền ở thị trường thế giới. Tuy chất lượng không tốt nhưng với giá thành rẻ, sản phẩm của họ vẫn được mua và sử dụng. Việc sản phẩm của Nhật Bản có thể duy trì cạnh tranh được và sản xuất đồ gia dụng khác cũng là do Nhật Bản có mức lương thấp và thời gian làm việc dài.

Tuy nhiên Matsushita Konosuke lại khẳng định việc chế độ làm việc năm ngày một tuần đồng việc rút ngắn thời gian làm việc. Điều này cũng thể hiện sự tự tin của ông đối với chất lượng sản phẩm.

Matsushita đã mang thương hiệu điện tử Nhật Bản đi khắp nơi trên thế giới

Tháng 1 năm 1961, Matsushita đột ngột thông báo thay đổi vị trí giám đốc tại cuộc họp phát biểu phương châm kinh doanh của công ty.

“Tôi đã nghĩ sẽ rút khỏi vị trí này vào thời điểm thích hợp. Trước đây, do chiến tranh nên tôi không thể bỏ việc, sau chiến tranh tôi cũng không thể để mặc công ty với đống nợ. Từ năm 1951, khi bắt tay vào việc tái thiết công ty, rất may mắn là tôi đã đạt được mục tiêu. Sau nhiều lần suy nghĩ, tôi quyết tâm nhân dịp này rời khỏi vị trí giám đốc.

Tôi nghĩ đây chính là lúc phù hợp nhất.””

Tags:
Nhật Bản có tỉ lệ mắc ung thư cực thấp: 2 ' thứ' mà người Nhật không bao giờ động đến, người Việt lại ăn thật nhiều

Nhật Bản có tỉ lệ mắc ung thư cực thấp: 2 " thứ" mà người Nhật không bao giờ động đến, người Việt lại ăn thật nhiều

Đặc Ƅiệɫ ɫɾoпg ʋấп ᵭề ăп ᴜốпg, пgười Nɦậɫ kɦôпg Ƅαo giờ ᵭộпg ʋào 2 ɱóп пàγ, ṭhế пɦưпg пɦiềᴜ qᴜốc giα, ɫɾoпg ᵭó có Việɫ Nαɱ lại ɫiêᴜ ṭhụ ɾấɫ пɦiềᴜ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất