Văn hóa mời ăn và chia tiền mà kỹ sư đi Nhật phải biết
Warikan ở Nhật Bản là chính là văn hóa mời ăn và chia tiền.
12:00 27/08/2019
Văn hóa mời ăn chia tiền ở Nhật Bản
Nếu ở Việt Nam, khi bạn nói “Bạn đi ăn không?” hay “ Đi ăn đi” thì không ít người lầm tưởng rằng bạn đang mời họ. Tuy nhiên thì ở Nhật lại không phải như vậy. Kỹ sư đi Nhật theo dõi nhé!
1. Văn hóa mời ăn của người Nhật như thế nào?
Khi bạn gặp lời mời thế này:
+ Shokuji ni ikimasen ka? (Bạn đi ăn không?)
Rủ ăn trưa thì sẽ là dùng đại loại như:
Khi người Nhật rủ đi ăn sẽ nói gì?
+ Hiru-gohan wo tabe ni ikimasen ka?
+ Hiru-meshi wo tabe ni ikimasen ka?
+ Ranchi ni ikimasen ka?
Với những câu hỏi như trên thì chỉ là RỦ đi ăn cùng thôi, chứ KHÔNG phải họ mời bạn nên họ sẽ không trả tiền cho bạn.
Khi người Nhật muốn mời bạn thì họ sẽ nói là
Khi người Nhật muốn mời bạn đi ăn thì họ sẽ nói …
- Ogorimasu yo = Tôi mời bạn
- Kyou wa ogorimasu yo = Hôm nay tôi mời
- Ogoru yo = Tớ trả tiền cho (bạn bè)
Khi một người kêu bạn đi quán và nói là “Go-chisou suru yo” thì có nghĩa là họ sẽ trả tiền thay cho bạn.
* Khi bạn vào quán ăn, sau khi ăn xong và ra về bạn thường nói “Go-chisou sama deshita”, tức là “Cám ơn vì bữa ăn ngon”.
2. Văn hóa chia tiền của người Nhật Bản
Văn hóa chia tiền ở Nhật
Người Nhật rất sòng phẳng vì vậy nên văn hóa chia tiền khi ăn uống ở Nhật sẽ khiến bạn phải thốt lên.
Ví dụ khi bạn đi ăn cùng với một nhóm người Nhật, tổng cộng là 6 người. Sau khi ăn xong, thu ngân sẽ tính tổng tiền và chia theo đầu người luôn. Mỗi người hết bao nhiêu thì tự mình trả tiền nhé!
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng chăm chăm chia tiền là tốt. Nếu bạn đi ăn với các bậc lớn tuổi hơn, hoặc người ở vai vế cao hơn, người bề trên sẽ trả toàn bộ chi phí bữa ăn hoặc phần tiền lớn hơn. Điều bạn cần làm là cảm ơn họ bằng câu “Go -chiso sama deshita” (Cám ơn vì đã chiêu đãi).
Khi cấp trên mời nhân viên đi ăn thì xử sự thế nào cho đúng?
Khi cấp trên mời đi ăn thì phải ứng xử ra sao?
Không phải cứ cấp trên thì phải thanh toán tiền luôn cho cả cấp dưới. Sỡ dĩ cấp trên thanh toán tiền cho người cấp dưới vì họ muốn trả ơn sự cố gắng trong công việc của cấp dưới. Vậy nên khi được cấp trên thanh toán tiền thì các bạn cứ vui vẻ nhận nhé.
Ngoài ra cũng tồn tại cách ứng xử như vậy khi đi ăn cùng với khách hàng. Vì người ta muốn thể hiện lòng biết ơn đến khách hàng.
Khi hẹn hò thì phải ứng xử thế nào mới phải?
Văn hóa Warakin trong giai đoạn hẹn hò
Trước kia nếu nam giới nên là người chi trả các khoản khi hẹn hò với người yêu mới gọi là đúng tiêu chuẩn thì ngày nay mọi thứ đã thay đổi.
Khi hẹn hò người ta cũng có thể áp dụng văn hóa chia tiền warikan vì hướng đến sự công bằng trong xã hôi. Nam giới cũng phải làm việc vất vả kiếm tiền nên việc chia sẻ chi phí trong các buổi hẹn hò là điều nên làm.
Ngoài văn hóa Warikan thì còn văn hóa nào khác không?
Warikan có thể áp dụng vào nhiều vùng khác nhau còn các vùng khác có thể ứng biến đi một chút như nếu hôm nay bạn được mời, được người khác trả tiền cho thì lần sau bạn nên mời lại họ.
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ các thông tin về văn hóa Warikan của người Nhật. Các kỹ sư đi Nhật nên biết điều này vì vấn đề ăn uống trong công ty sẽ xảy ra thường ngày nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo: nguoivietonhat.com
6 thay đổi kỳ diệu trong cơ thể nhờ nằm nghiêng bên trái khi ngủ
Thực tế là mỗi người thích nằm một tư thế, có người nằm thẳng, có người nằm nghiêng, có người thì xoay hết ngang rồi sang dọc, ngửa rồi úp, cho tay xuống dưới gối hay úp cả gối lên mặt…