Xóɫ xɑ cảпɦ eɱ ɫrɑi cụɫ ɫɑy cɦăɱ cɦị bại liệɫ ɫroпg пgɦèo kɦó:"kɦôпg có ɫiềп пêп cɦẳпg đi việп kɦáɱ bɑo giờ"
Ông Sang bị cụt tay phải trong một vụ tai nạn máy vò lúa. Ông là lao động chính trong nhà, sau khi bố mẹ qua đời dù chỉ còn một tay nhưng ông phải chăm lo cho người chị bị bại liệt từ nhỏ. Cuộc sống của hai chị em tàn tật cứ thế trôi đi trong đói nghèo bao năm nay...!
22:04 05/08/2021
Con đường mòn ngoằn ngoèo dẫn chúng tôi đến ngôi nhà của ông Hạ Văn Sang, (khu 7, xã Điêu Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ), một cảnh tượng xót xa đập ngay trước mắt chúng tôi: trên vai người đàn ông luống tuổi cụt một tay, gầy hom hem là một cụ bà chừng 70 tuổi bị bại liệt, 2 ống chân bà teo tóp buông thõng, đưa qua đưa lại theo từng bước chân khó nhọc của người cõng.
Bị cụt một tay đã 40 năm, từ lao động chính trong nhà ông Sang trở thành người tàn phế.
Vất vả lắm ông Sang mới đỡ được người chị trở lại giường, vừa thở hổn hển, người đàn ông tật nguyền vừa nói: "Đây là chị Lý (Hạ Thị Lý), chị gái tôi, năm nay chị 69 tuổi rồi, trước chị còn tự lết đi được, mấy năm nay thì không thể, đi vệ sinh hay tắm táp thì tôi phải cõng...”.
Nhìn người em trai tóc đã muối tiêu, hốc hác, tiều tụy bất giác bà Lý bật khóc: “Cậu nó cũng đã 60 tuổi rồi, sức yếu lại chỉ còn một tay, lại phải chăm sóc tôi. Tôi sống trên đời cũng đủ rồi, nhiều lúc tôi ước mình được sớm đi theo ông bà tổ tiên cho cậu nó đỡ khổ…” - nói rồi những giọt nước mắt lại lăn dài trên đôi gò má già nua, nhăn nhúm của người đàn bà bất hạnh.
Sau một trận sốt năm lên 3 tuổi, bà Lý trở thành người bại liệt.
Cuộc sống của gia đình ông Sang vốn đã rất khó khăn.
Là chị cả trong gia đình có 3 anh chị em, năm lên 3 tuổi sau một trận sốt 2 chân bà Lý mất dần cảm giác, rồi teo hẳn. Bỗng chốc trở thành người tàn phế, cuộc sống của bà Lý phải hoàn toàn dựa người thân.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, 2 người em lần lượt dựng vợ, gả chồng, nhà chỉ còn lại bố mẹ già và người chị cả tật nguyền, rồi 2 cụ cũng lần lượt theo nhau qua đời. 12 năm trước, ngay sau khi lo hậu sự cho mẹ, vì thương xót người chị không còn nơi nương tựa, người em trai út Hạ Văn Sang đón bà Lý về nhà chăm sóc.
Từ khi đón người chị Hạ Thị Lý về nhà chăm sóc, thì gia đình ông Sang càng trở nên chật vật.
“Bố tôi mất đã 40 năm, khi mẹ tôi còn sống thì chị Lý vẫn còn chỗ dựa. Năm 2006 mẹ tôi cũng đi theo bố tôi, để chị Lý ở một mình không đành, tôi đón chị về nhà mình. Gia đình tôi cũng khó khăn vì tôi không làm được gì từ khi bị mất tay phải, bởi gặp tai nạn khi đang chạy máy vò lúa.
Vợ tôi lại thường hay đau yếu, đứa con trai ở cùng tôi cũng chẳng có nghề gì. Mấy năm gần đây sức khỏe của 2 chị em đều kém, như các bác đã thấy đấy…”, nén tiếng thở dài, ông Sang bùi ngùi kể.
sống ở vùng quê miền núi nghèo khó, gia đình ông chỉ có vài sào ruộng rộc và mấy mảnh đất đồi trồng không cây gì lên được ngoài sắn
Sống ở vùng quê miền núi nghèo khó, gia đình ông chỉ có vài sào ruộng và mấy mảnh đất đồi trồng không cây gì lên được ngoài sắn. Vào mùa thì nuôi thêm mấy nong tằm ăn lá sắn, ngoài ra không có bất cứ nghề phụ gì nữa nên cuộc sống của gia đình ông vốn đã khó khăn, từ khi đón bà Lý về ở cùng thì càng thêm chật vật. Tiền trợ cấp xã hội của 2 chị em chẳng đủ mua thuốc cho bà Lý mỗi khi “trái gió trở giời”.
“Chị tôi gần đây kêu đau nhiều, nên không dậy được, nhưng vì không có tiền nên chẳng đi viện khám bao giờ…”, người đàn ông cụt một tay chua chát nói.
Mấy năm gần đây sức khỏe giảm sút, bà Lý đã không tự di chuyển được nữa.
Ông Hạ Xuân Tuệ trưởng khu 7 cho biết: “Hoàn cảnh ông Sang là rất khó khăn ở địa phương, nhất là từ khi bà Lý chuyển vào ở cùng. Nhiều lúc thấy người tật nguyền chăm người tàn tật, chúng tôi cũng thấy xót xa.
Thu nhập từ canh tác của gia đình ông Sang chẳng đáng là bao, chi tiêu hàng tháng hầu như trông cả vào tiền trợ cấp của 2 chị em. Qua đây, tôi cũng mong mỏi các nhà hảo tâm thương xót 2 con người tật nguyền này, nhất là giúp cho bà Lý có chút tiền đi bệnh viện khám bệnh”.
Mỗi khi đi vệ sinh, hay đi tắm bà Lý lại nhờ vào cái lưng và đôi chân của người em trai cụt một tay.
Võ sư "1 cɦâп" пgày пgày cɦở đồ ăп cứu ɫrợ cɦo bà coп cơ пɦỡ:"Ấɱ lòпg ɱùɑ dịcɦ"
Trong thời điểm khó khăn, hình ảnh về một võ sư 1 chân hàng ngày đem cơm miễn phí phát cho bà con khiến ai xem cũng không khỏi xúc động. Trong những ngày này, Sài Gòn vẫn đang tiếp tục giãn cách bởi tình hình dịch bệnh. Trên mạng xã hội, không ít hình ảnh đẹp về tình người hiện hữu khiến ai nấy đều cảm thấy ấm lòng. Một trong số đó là của người đàn ông vẫn thường đi phát cơm cho bà con gặp khó khăn ở đây.