Cặp vợ chồng Nhật kiếm được 60 tỉ một năm nhờ hộp “thực tế ảo” tái chế
Công nghệ VR phổ biến trên thế giới nhưng còn hạn chế ở Việt Nam. Và thực tế thì cũng chưa được áp dụng rộng rãi.
14:09 17/01/2018
Chỉ được dùng chủ yếu trong phim ảnh, Game, một số ít dùng trong nghiên cứu y học và an ninh quốc phòng.
Công nghệ VR viết tắt của Virtual Reality có nghĩa là “thực tế ảo”, người ta sẽ tạo ra một phần mềm để thiết lập một môi trường hoàn toàn tách biệt với thế giới thực tại, tựa như trong các video Game.
Để nhìn thấy hình ảnh trong “thế giới ảo”, người dùng sẽ phải đeo một chiếc kính VR – vốn được thiết kế để theo dõi toàn bộ không gian được mô phỏng 3D 360 độ với góc nhìn tùy ý.
Nắm bắt được công nghệ này, ở Nhật, công ty được điều hành bởi một cặp vợ chồng đã tạo ra thương hiệu riêng nhờ chế tạo hộp kính VR và doanh thu hàng năm lên đến 300 triệu JPY tương đương với 60 tỷ VND.
Công ty Hacosco là một cái tên tuy còn “non trẻ” và vỏn vẹn chỉ 10 nhân viên nhưng sản phẩm họ làm ra vừa mới lạ vừa tiết kiệm.
Đó là sự kết hợp giữa công nghệ cao và vật dụng rẻ tiền.
Hộp kính VR giản tiện đầu tiên của công ty là hộp bìa cứng có gắn mắt kính VR. Khách hàng chỉ việc mua về, đặt điện thoại vào và đắm chìm trong thế giới ảo.
Được điều hành bởi một cặp vợ chồng trẻ có tên là Naotaka Fujii và Keiko Otara.
Naotaka từng làm về lĩnh vực nghiên cứu y học, vì thấy thiết bị VR quá đắt và khó khăn trong việc lắp đặt. Lại chưa phổ biến trong cuộc sống, dẫn đến việc tiếp cận của mọi người còn hạn chế.
Anh đã cùng vợ mình là Keiko Otara, từng làm phụ trách kinh doanh ở một số công ty uy tín ở Nhật, thành lập nên Hacosco, ghép từ “haco” đầu có nghĩa là “chiếc hộp”.
Hiệu ứng và âm thanh thực tế đến nỗi não bộ trở nên nhầm lẫn để phân biệt giữa hiện tại và quá khứ, giả tạo và hiện thực.
Bạn có thể xem về hoạt động của hộp kính VR của công ty Hacosco ở video dưới đây:
Từ năm 2016, công ty đã nhận được rất nhiều vốn đầu tư từ các nhà mạng lớn, 200 triệu JPY của nhà điều hành viễn thông Nhật.
Công ty đầu tư Ai Mercury Capital cũng tham gia góp cổ phần. Hai năm vừa qua, thu nhập hàng năm của Hacosco đã tăng trưởng gấp bội.
Giá mỗi hộp kính VR giao động từ 330 đến 730 Yên tuỳ từng loại và số lượng đặt hàng. Ngoài ra, khách có thể đặt đơn hàng theo yêu cầu, in logo của các nhãn hàng lên hộp kính.
Hacosco còn có danh mục Store chuyên cung cấp các video quảng cáo thực tế ảo. Các nhãn hàng lớn có thể tìm đến công ty để nhờ quảng cáo sản phẩm của mình qua các Video, hoặc chính Hacosco sẽ tự quay ngoài để cung cấp cho khách hàng.
Hiện tại, các hộp kính VR có video ca nhạc là bán chạy nhất. Khách hàng sẽ tải những video này về thông qua mã pin được công ty cung cấp. Nếu muốn mua thêm thì phải trả phí có giá từ vài trăm đến chục nghìn Yên Nhật.
Kho cung cấp của Hacosco kể từ khi thành lập đến nay đã có khoảng 20.000 nội dung.
Rất nhiều nhà mạng đã tìm đến Hacosco để tìm kiếm một sự hợp tác lâu dài. Điều này hứa hẹn sự lớn mạnh của công ty trong tương lai không xa.
Chỉ từ những hộp giấy rẻ tiền kết hợp với sự nắm bắt công nghệ hiện đại. Vợ chồng Naotaka Fujii đã đưa “thực tế ảo” phổ biến rộng rãi hơn với người dùng.
Bạn có muốn sở hữu cho mình một hộp kính VR của Hacosco không?
Nguồn: Japo.vn
Tổng hợp những ngồi chùa Việt Nam tại Nhật Bản, đừng quên ghé thăm nhé!
Những dịp lễ Tết mọi người thường hay đi chùa cầu may mắn cho người thân và gia đình. Dưới đây là một số ngôi chùa Việt Nam tại Nhật bạn có thể đến: