Choáng ngợp với cách trồng rau "mười cái như một" của người Nhật

Nhiều lao động xuất khẩu Việt Nam sang làm nông nghiệp tại Nhật Bản khi được tiếp xúc với quy trình, công nghệ canh tác ở xứ sở Phù Tang đã cảm thấy choáng ngợp.

06:30 09/05/2018

Đỗ Tuấn (quê ở Phú Thọ) từng học cao đẳng ngành điện lực, sau khi tốt nghiệp, do không tìm được việc làm phù hợp nên Tuấn đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, công việc cụ thể là làm nông nghiệp tại tỉnh Nagano.

Tại đây, Tuấn được tiếp xúc với những công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại nhất nhưng cũng rất thân thiện với môi trường khiến anh đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

choang ngop voi cach trong rau

Tuấn cảm thấy choáng ngợp với cách làm nông của người Nhật. Ảnh: ĐT

Khi được hỏi, Tuấn chỉ biết dùng từ: “Tuyệt vời” khi nói về quy trình trồng rau sạch của người Nhật. Theo đó, rau được trồng theo khuôn mẫu, quy trình thống nhất nên rau nhà nào cũng đẹp, chất lượng đồng đều. “Cải bắp thì mười cái như mười”, Tuấn nói.

So với phương pháp canh tác thường thấy ở Việt Nam, Tuấn bảo khác nhau “một trời một vực”. Bên Nhật, các công đoạn sản xuất đều có sự hỗ trợ đắc của máy móc, việc dùng thuốc bảo vệ thực vật rất hạn chế để chống nhiễm độc cho đất; thời gian đất nghỉ cũng được bón phân hữu cơ hay các loại cỏ khô để tạo mùn chống rửa trôi.

choang ngop voi cach trong rau

Đất trước khi trồng được xử lý cẩn thận. Ảnh: ĐT

Đất trước khi xuống giống rau được cải tạo, khử các vi sinh vật có hại cho sự phát triển của rau; nhiệt độ, độ ẩm trên cánh đồng được kiểm soát, giúp rau phát triển tốt nhất.

“Rau sạch đến nỗi có thể vặt ăn ngay tại ruộng”, Tuấn khẳng định.

choang ngop voi cach trong rau

Rau được trồng theo quy trình nghiêm ngặt từ khâu giống nên 10 cây như một. Ảnh: ĐT.

Việc đưa rau ra thị trường cũng được kiểm soát rất khắt khe. Một lô hàng nếu kiểm tra chỉ cần còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị đình chỉ bán ngay lập tức.

“Có một điều khác biệt lớn nhất so với cách làm nông nghiệp ở Việt Nam là, trong khi bà con mình cứ tự do nuôi, trồng các loại con, cây mình cho là đắt hàng thì ở Nhật Bản, tất cả hàng trước khi trồng đã được các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ. Nông dân chỉ việc trồng theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, đến lúc thu hoạch thì đóng gói bán cho doanh nghiệp theo giá thị trường”, Tuấn cho biết.

choang ngop voi cach trong rau

Rau có thể ăn ngay tại ruộng vì rất sạch. Ảnh: ĐT.

Cũng vì được trồng theo quy trình an toàn và nghiêm ngặt nên giá rau ở Nhật Bản khá cao, giá bắp cải tính ra khoảng 40.000 đồng/kg, cải thảo cuối mùa lên đến 100.000 – 150.000 đồng/kg. “Nên nông dân Nhật Bản giàu lắm”, Tuấn nói.

choang ngop voi cach trong rau

Mọi điều kiện nhiệt độ, độ ẩm ở ruộng đều được kiểm soát. Ảnh: ĐT.

Khi được hỏi, Tuấn rất hài lòng với công việc này vì thu nhập tương đối cao (khoảng 40 triệu đồng/tháng), công việc cũng không quá vất vả vì có máy móc hỗ trợ.

Theo Tuấn, điều quan trọng hơn là có thể học hỏi được công nghệ, cách thức làm nông nghiệp của Nhật để có thể áp dụng tại Việt Nam sau này.

Hiện tại, những đơn hàng làm nông nghiệp tại Nhật Bản cũng đang thu hút rất nhiều lao động phổ thông tại Việt Nam do làm nông nghiệp tại Nhật Bản là ngành dễ tham gia, phù hợp với mọi lứa tuổi, không yêu cầu cao về bằng cấp lại nhận được nhiều ưu đãi từ phía các nghiệp đoàn Nhật Bản.

choang ngop voi cach trong rau

Lao động tham gia làm nông nghiệp tại Nhật vừa có thu nhập cao, vừa có thể học thêm được nhiều kiến thức về làm nông nghiệp sạch. Ảnh: ĐT.

Theo thống kê, tính đến hết tháng 12/2017, số lượng thực tập sinh được phái cử sang Nhật Bản đạt 54.504 người, bằng 136,47%  so với cùng kỳ năm 2016, nâng tổng số thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản lên hơn 100 nghìn người, vượt Trung Quốc và trở thành nước có số lượng thực tập sinh phái cử nhiều nhất trong số 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản, trong số này có rất nhiều lao động chọn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ở Nhật Bản.

Nguồn: Danviet.vn

Tags:
Những bí mật giúp người Nhật thành công

Những bí mật giúp người Nhật thành công

Sử dụng công cụ kinh tế một cách linh hoạt dựa trên tinh thần “tự nguyện” hợp lý là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Nhật Bản.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất