Cửa hàng tiện lợi 7-Eleven Nhật Bản thử không bán hàng xuyên đêm

Dây chuyền cửa hàng tiện lợi 7-Eleven Nhật Bản đổi mô hình bán hàng phục vụ khách mua 24/24 giờ, khi các chủ nhượng quyền bị thiếu nhân viên bán hàng trong ca đêm.

15:00 07/03/2019

Trên nguyên tắc, 7-Eleven Nhật Bản tổ chức bán hàng suốt ngày-đêm ở tất cả các tiệm. Sự ngoại lệ chỉ dành cho các tiệm trong các tòa nhà văn phòng không sáng đèn lúc tối (vì không còn ai làm việc) và ở các trạm xe điện ngầm vốn đóng cửa lúc khoảng nửa đêm.

Một tiệm nhượng quyền thuộc chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven Nhật Bản. Ảnh : Nikkei Asian Review.

Một tiệm nhượng quyền thuộc chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven Nhật Bản. Ảnh : Nikkei Asian Review.

Quyết định thử nghiệm bị nghi sẽ có sự chỉnh sửa

Nhưng từ giữa tháng 3 này, 10 tiệm 7-Eleven ở thủ đô Tokyo và các tỉnh Miyagi, Tochigi, Chiba, Aichi, Hyogo, Fukuoka và Kumamoto sẽ chỉ mở cửa bán hàng từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm.

Sẽ có khoảng vài tháng hiện cuộc thử nghiệm bán hàng ngắn giờ hơn này, để Seven & i Holdings Co – công ty mẹ của 7-Eleven Nhật Bản- xem xét tác động của việc bán hàng ngắn giờ hơn đến doanh số bán và lượt khách vào tiệm cùng khâu hậu cần logistic của các tiệm này.

Sau đó, công ty mẹ sẽ quyết định nên giải quyết cách nào với những tiệm 7-Eleven Nhật Bản nhượng quyền. Chủ các tiệm này đã đề nghị cho họ quyền quyết định thời gian đóng-mở cửa tiệm, vì họ không thể tìm được nhân viên bán hàng ca đêm.

Nhưng công ty bám vào chính sách bán suốt ngày-đêm, sợ số giờ mở tiệm ngắn hơn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ tính hiệu quả của dây chuyền sản xuất-phân phối hàng hóa của công ty.

Một quan chức nói quyết định của công ty nhằm chuẩn bị đối mặt với “các thay đổi cấu trúc xã hội, ví dụ tình trạng người dân ngày càng già”.

Khoảng 98 % trong tổng số 20.000 tiệm 7-Eleven Nhật Bản là do các chủ nhượng quyền điều hành. Các tiệm này không thuộc diện bán hàng ngắn giờ hơn. Nên một số chủ tiệm chỉ trích quyết định của công ty mẹ là “trò quảng cáo”, vì 10 tiệm được bán thử nghiệm lại do chính Seven & i Holdings Co điều hành.

Một chủ tiệm nhượng quyền trong độ tuổi 60 ở vùng Kansai đã ca thán: “Tại sao họ chọn các tiệm đó ? Vì các số liệu có thể bị sửa theo nhiều cách. Tôi nghĩ đó là trò mèo dùng làm tiền đề cho một tuyên bố sau này là “cuộc bán hàng thử nghiệm không đạt hiệu quả”.

Một chủ nhượng quyền ở miền tây Nhật Bản cũng cảnh giác với ý đồ thật sự của 7-Eleven Nhật Bản, nói công ty nên họp với các chủ nhượng quyền, nếu công ty có ý định nghiêm túc để giải quyết sự bất đồng giữa công ty với các chủ nhượng quyền.

Các tổ chức doanh nghiệp và các quan chức chính phủ đã chú ý hơn về việc này. Bộ trưởng Công nghiệp Hiroshige Seko đề nghị 7-Eleven Nhật Bản trao đổi với các chủ nhượng quyền.

Bộ trưởng Seko còn đề nghị công ty xem xét các vấn đề như việc thiếu nhân viên bán hàng, nỗ lực của chính phủ trong việc kéo giảm giờ làm việc và nhu cầu của các cộng đồng địa phương.

Ông Seko nói điều quan trọng là phải đạt được sự nhất trí, về quan điểm cần duy trì hoạt động kinh doanh suốt ngày-đêm của các cửa hàng tiện lợi.

Những trường hợp chủ tiệm đứng bán hàng đến té xỉu

Nhưng chí ít một chủ tiệm nhượng quyền hài lòng với thời gian bán hàng thử nghiệm: ông Mitoshi Matsumoto, 57 tuổi, hồi tháng 2/2019 đã nổi tiếng toàn Nhật Bản, vì ông quyết định đóng cửa tiệm của ông (ở thành phố Osaka) từ 1 giờ đến 6 giờ sáng kể từ ngày 1/2 , vì ông không thể tìm ra nhân viên bán hàng ca đêm, và ông lo sợ cho sức khỏe của ông.

Ông Mitoshi Matsumoto trước tiệm 7-Eleven của ông. Ảnh : Japan Today.

Ông Mitoshi Matsumoto trước tiệm 7-Eleven của ông. Ảnh : Japan Today.

Ông cho biết từ khi người vợ – cùng bán hàng với ông- qua đời, ông phải đứng bán hàng hơn 16 giờ/ngày. Ông đã rao tìm đối tác bán thời gian để duy trì hoạt động 24/24 giờ, nhưng không ai tham gia.

7-Eleven Nhật Bản đã dọa sẽ phạt ông số tiền 17 triệu Yen (17 triệu Yen) vì vi phạm hợp đồng nhượng quyền. Họ còn dọa sẽ hủy hợp đồng nếu ông không thể mở cửa bán hàng toàn thời gian.

Ông Matsumoto và các chủ tiệm nhượng quyền khác cũng lập nhóm đề nghị đàm phán với 7-Eleven Nhật Bản, nhằm để dây chuyền cửa hàng tiện lợi lớn nhất xứ đảo Phù Tang cho phép họ đổi giờ bán hàng.

Ông Matsumoto nói sẽ tiếp tục nỗ lực thuyết phục 7-Eleven Nhật Bản cho phép ông chọn giờ bán hàng cho tiệm của ông: “Tôi đề nghị như thế vì nhiều chủ tiệm ở Nhật cũng gặp phải các vấn đề như tôi đã gặp phải”.

Một chủ tiệm nhượng quyền khác tại một vùng nông thôn Nhật Bản, nói ông cũng khổ cực vì tình trạng thiếu nhân viên bán hàng trầm trọng: “Không có nhiều lao động nước ngoài trong vùng để lấp chỗ trống. Không ai xin làm việc, dù chúng tôi đã rao khoản tiền công 1.200 Yen/giờ”.

Các chủ nhượng quyền buộc phải chịu toàn bộ gánh nặng trả tiền công cho nhân viên bán hàng, ngoài việc chia phần trăm doanh số bán cho 7-Eleven Nhật Bản.

Suốt nhiều ngày liên tiếp, ông chủ tiệm và vợ chia nhau bán hàng, mỗi người “ôm” một ca 12 giờ. Ông đã xin 7-Eleven Nhật Bản cho phép ông đóng cửa nghỉ giải lao 45 phút, cho một nhân viên bán thời gian chịu nhận ca đêm.

Nhưng công ty không chấp nhận, dẫn các qui định bắt buộc trong hợp đồng nhượng quyền. Ông chủ tiệm được biết việc kết thúc hợp đồng sẽ khiến ông phải nộp số tiền phạt 60 triệu Yen.

Hồi tháng 2 tại tỉnh Fukui, một chủ tiệm nhượng quyền phải đứng bán hàng suốt hơn 50 giờ, rất ít khi được nghỉ, vì tuyết rơi dày đã khiến nhân viên bán hàng không thể đến tiệm.

Vợ ông phụ giúp chồng, rồi bà té xỉu, phải vào bệnh viện cấp cứu. Nhưng 7-Eleven Nhật Bản nói với báo Asahi Shimbun: sự cố này là do ông chủ tiệm có thể đóng cửa tiệm nếu xảy ra một tình huống khẩn cấp.

Theo Hiệp hội Nhượng quyền Nhật Bản, hơn 55.000 cửa hàng tiện lợi hoạt động ở nước này trong tháng 1/2019, và đa số mở cửa bán suốt-ngày đêm trong cả tuần.

Trên thực tế, thị trường lao động thiếu người làm việc đã buộc nhiều tiệm ăn và các nhà bán lẻ phải xem xét lại chính sách bán hàng suốt 24/24 giờ.

Chuỗi nhà hàng ăn Royal Host đã chấm dứt lịch hoạt động này năm 2017, trong khi chuỗi tiệm thức ăn nhanh McDonald’s từ năm 2015 đã giảm số tiệm bán 24/24 xuống còn 800 tiệm.

Trong số các công ty cửa hàng tiện lợi lớn, Lawson và FamilyMart hiện cho phép vài tiệm mở cửa bán hàng ngắn giờ hơn.

Các dây chuyền nhỏ hơn như Secoma, Poplar cho phép các tiệm đóng cửa không bán hàng từ lúc khuya.

Nguồn: thegioitiepthi.vn

Tags:
Đi du lịch, du khách hãy cẩn thận với những trò lừa đảo này

Đi du lịch, du khách hãy cẩn thận với những trò lừa đảo này

Các bạn nên biết, ngay tại điểm khởi hành hoặc kết thúc cho chuyến hành trình, bạn có thể đã trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo tinh vi nếu không tỉnh táo.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất