Danh sách trợ giúp, bảo vệ thực tập sinh tại Nhật Bản
Khi học tập và làm việc tại Nhật Bản chắc chắn thực tập sinh Việt sẽ gặp một số vấn đề mà mình không tự giải quyết được do bất đồng ngôn ngữ. Chép ngay những địa chỉ dưới đây để có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhé
15:00 07/11/2018
I/ Danh sách trợ giúp, bảo vệ thực tập sinh tại Nhật Bản
1) [ OTIT ] (外国人技能実習機構, Gaikokujinn Ginojishu Kiko)
– Liên lạc qua điện thoại:
Thời gian: Thứ hai, thứ tư, thứ sáu 11:00 – 19:00
Số điện thoại: 0120-250-168 (miễn phí gọi điện)
Trong trường hợp gọi điện vào thời gian ngoài thứ hai, thứ tư, thứ sáu (11:00 ~ 19:00) thì hãy nhắn lại nội dung cần tư vấn vào máy trả lời tự động. Về nội dung tư vấn cần câu trả lời thì sẽ xử lý vào ngày tư vấn gần nhất sau ngày nhận được cuộc gọi.
Thứ hai, thứ tư, thứ sáu trùng vào các ngày lễ, ngày nghỉ tết của Nhật (ngày 29/12 ~ ngày 03/01) là ngày nghỉ.
Danh sách trợ giúp, bảo vệ thực tập sinh tại Nhật Bản
– Liên lạc qua thư bưu điện: *
Địa chỉ: 〒108-0075 Tokyo, Minato-ku, Konan 1-6-31 Shinagawa Tokyo Building 8F Gaikokujinn Ginojishu Kiko Ginojishu-bu Enjyo-ka
2) Cơ Quan Hợp Tác Tu Nghiệp Quốc Tế (JITCO)
http://www.jitco.or.jp/introduction/data/bokokugo_news.pdf
Tư vấn thắc mắc của tu nghiệp sinh bằng tiếng mẹ đẻ
Điện thoại : 0120-022332
Fax: 03-4306-1114
Thứ ba・thứ năm・thứ bảy hàng tuần 11 giờ ~19 giờ
Địa chỉ : Igarashi BLDG 2-11-5 Shibaura, Minato-ku, Tokyo.108-0023
3) Danh sách các Phòng giám sát, Cục Lao động (労働局監督課) các tỉnh trong nước Nhật
4) Nhóm luật sư bảo vệ quyền lợi thực tập sinh
(外国人技能実習生権利ネットワーク)
– Website: http://k-kenri.net/
– Địa chỉ: Tokyo Taito-ku Ueno 1-12-6 tầng 3 東京都台東区上野1-12-6-3F
– Liên lạc qua điện thoại.
Tel. 03-3836-9061 Fax. 03-3836-9077
5) Trung Tâm Tư Vấn Hỗ Trợ Người Nước Ngoài do Bộ Tư Pháp Nhật ủy thác (miễn phí)
Tel: TEL 03-3202-5535, tư vấn tiếng Việt vào thứ Tư và thứ Sáu hàng tuần
http://www.immi-moj.go.jp/info/onestop/pdf/betonamugo.pdf
“Đối với người nước ngoài cư trú ở Nhật Bản, Trung Tâm tư vấn và hỗ trợ những vấn đề có khả năng xảy ra trong cuộc sống, trong đó có cả vấn đề về tư cách cư trú. Ngoài tiếng Nhật ra có hỗ trợ bằng 7 thứ tiếng.”
6) Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
(Link gốc: http://www.vnembassy-jp.org/vi/node…)
Số điện thoại phục vụ công tác bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản gồm:
Đường dây nóng (di động) (+81)-80-3590-9136 trực 24/24 giờ.
Số điện thoại 090-6187-6644 trực 9:00-18:00, phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến tu nghiệp sinh,thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Số điện thoại 080-4006-0234 trực 9:00- 18:00, phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản
Lưu ý: Các số điện thoại trên phục vụ công tác bảo hộ công dân, không trả lời về các thủ tục lãnh sự cũng như các câu hỏi khác không liên quan đến công tác bảo hộ công dân.
7) Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka
Website: https://vnconsulate-osaka.mofa.gov.vn/vi-vn/Trang/default.aspx
Bảo hộ công dân: (+84)-4-62-844844 (trong VN: 04-62844844)
Đường dây nóng lãnh sự quán: (+81)-72-221-6666 (trong Nhật Bản: 072-221-6666)
Địa chỉ: 〒590-0952 堺市堺区市之町東 4-2-15 (4-2-15 Ichinocho Higashi, Sakai-ku, Sakai-shi, Osaka 590-0952)
Điện thoại: (+81)-72-221-6666
Fax. (+81)-72-221-6667
Email: [email protected]
Giờ làm việc:
Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần
(trừ ngày nghỉ lễ của Nhật Bản và Việt Nam)
– Buổi sáng: từ 9h đến 12h (riêng thứ hai: từ 10h30 đến 12h)
– Buổi chiều: từ 14h đến 17h
8) Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka
Địa chỉ: 〒810-0801 福岡市博多区中洲5-3-8 アクア博多4階 (4th Floor, AQUA HAKATA, 5-3-8 Nakasu, Hakata-ku, Fukuoka 810-08)
Điện thoại: (+81)-92-263-7668
Fax: (+81)-92-263-7676
Email: [email protected]
9) Xử lý sự cố khi ở nước ngoài (thông tin của Bộ Ngoại Giao Việt Nam)
(Link gốc: https://goo.gl/vGiKnc )
Số điện thoại trực công tác bảo hộ công dân (trực 24/24 giờ, 7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm): (+84) 981.84.84.84.
Địa chỉ hòm thư: [email protected]
II. CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN BẢO HỘ KHẨN CẤP
– Mất hộ chiếu ở nước ngoài
– Nạn nhân của tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em
– Nạn nhân của các tội phạm khác
– Ốm đau hoặc tai nạn ở nước ngoài
– Xử lý công dân chết ở nước ngoài
– Bị bắt, giam, giữ, bị tù ở nước ngoài
III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC BẢO HỘ, GIÚP ĐỠ
– Là công dân Việt Nam, mang hộ chiếu Việt Nam;
– Đối với người có hai quốc tịch khi dùng hộ chiếu Việt Nam đi đến một nước thứ ba Cơ Quan Đại Diện Việt Nam cũng có thể tiến hành bảo hộ lãnh sự cho bạn nhưng chủ yếu ở khía cạnh nhân đạo (ví dụ : khi tính mạng, sức khỏe của bạn bị đe dọa, bị giam giữ, đối xử vô nhân đạo);
– Đối với công dân đang hưởng visa tị nạn ở quốc gia khác sẽ không được bảo hộ
Trên đây là mọi thông tin mà thực tập sinh cần nắm vững trước khi bắt đầu làm việc tại Nhật để có thể làm việc an toàn tại Nhật Bản. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Những thông tin bạn cần biết khi đến Nhật Bản
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: japan.net.vn
Cư dân mạng dậy sóng sau khi chủ nhà trọ ở Nhật chia sẻ “bãi chiến trường” sau khi khách Trung Quốc thuê.
3 người khách du lịch Trung Quốc đã bị cộng đồng mạng Nhật Bản lên án dữ dội sau khi chủ của một chiếc Airbnb mà họ đã ở lại tại Nhật Bản đã tung những bức hình tố cáo một đống rác mà họ đã để lại trong căn phòng sau khi rời đi.