Đi “bộ đội” ở Nhật có bị coi là xấu?
Hết thưởng cho người báo anh em sống bất hợp pháp sẽ được tiền, rồi tới công dân hợp pháp sinh sống tại Nhật được thưởng 10 man chưa kể hỗ trợ ở công ty … chưa bao giờ “Bộ Đội Việt Nam” – cái tên thân thương chỉ những người sống bất hợp pháp tại Nhật lại khó khăn như bây giờ.
10:00 13/05/2020
BẮT NGUỒN TỪ MỘT CÂU CHUYỆN
“Thứ 6 Đỏ” là tên một bài báo trên tờ Japan Times chia sẻ về việc một đồng hương người Việt báo cảnh sát vây bắt nơi ở của lao động bất hợp pháp đã được thưởng một số tiền lớn. Sự việc sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu như một ngày nọ tại tỉnh Chiba, ước mơ đổi đời của hơn 100 thanh niên Việt Nam đang tiếp tục được viết tiếp. Trên con đường làm ” bộ đội” đầy gian khó, ngày qua ngày họ chọn làm việc trên một nông trại trồng rau tại tỉnh Chiba. Bỗng nhiên, một người đồng hương vốn bị xa lánh vì hành vi ḻừα ḋẚᴓ đã đang tâm báo cảnh sát. Không chần chừ, cảnh sát ập tới, hơn 100 người tra tay vào còng, lầm lũi bước ra xe về trụ sở. Cũng vì một phút bồng bột, thiếu suy nghĩ, đối tượng tỏ ra ăn năn, hối hận nhắn tin cho từng người một xin lỗi nhưng mọi việc đã quá muộn.
Danh tính của người này cũng được tiết lộ là Trịnh Đ.A, quê ở một tỉnh miền Trung theo Japan Times. Đối tượng vốn chuyên đi ḻừα ḋẚᴓ đồng hương gây nhiều bức xúc. Nhưng sự việc chỉ nằm ngoài tầm kiểm soát khi hắn quyết định báo cảnh sát bắt đồng hương. Danh tính cũng như số tiền thưởng đã được phía cảnh sát giữ kín nhưng một nguồn tin cho biết, khoản tiền Đ.A nhận được là khoảng 20man.
CUỘC SỐNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC “BỘ ĐỘI”
Nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của các cò mồi xuất khẩu lao động. Nào là sang học phong cách sống của người Nhật, kiếm tiền gửi về cho gia đình. Nào là công ty tốt, ông bà chủ tốt, việc nhiều, tăng ca tới mức không có ngày nghỉ… Các lao động nghèo ở các miền quê đã trao toàn bộ tiền bạc của gia đình tới miền đất hứa.
Ở một đất nước xa lạ, ngôn ngữ mới, họ bảo ký giấy, ừ thì ký, họ bảo đưa giấy tờ cũng đưa. Gọi “Hai, bảo “Hai”,… Những người lao động kia chỉ biết cắm mặt vào làm những công việc tay chân đơn giản. Thế nhưng cuộc sống lại muốn thử thách họ nhiều hơn. Gặp ông bà chủ không tốt, đồng nghiệp đánh đập, làm việc trong môi trường độc hại mà không hề có hỗ trợ, lương không giống như trong hợp đồng… họ cũng chẳng biết trông cậy vào sự giúp đỡ của ai.
Thế rồi truyền tai nhau, những người vốn sinh sống hợp pháp kia trốn ra ngoài làm việc với không nhiều tính toán. Kể cả có là mất quyền lợi hợp pháp cũng được, họ chỉ cần có công việc trang trải chi phí bản thân, trả nợ gia đình và có tiền tiết kiệm. Tới nơi làm việc bất hợp pháp, họ phải đưa hết hộ chiếu, thẻ ngoại kiều cho chủ quản lý, tách ra nhiều tốp và làm công việc khác nhau. Sáng 6-7h dậy chuẩn bị đi làm, 12-14 tiếng với công việc đồng áng rồi những người nông dân bất đắc dĩ kia trở về nhà. Căn phòng nhỏ 20m²lọ mọ nồi niêu, xoong chảo nấu ăn. Mệt quá, lười quá thì ngủ luôn cho đỡ tốn gạo, sáng sớm hôm sau tới nhà kính tiếp. Một tuần làm việc từ 6-7 ngày, dậy đi làm từ khi mặt trời chưa mọc, tối về thì mặt trời đã khuất núi.
Bị đau, bị cảm mà ốm thì xin nghỉ, mà xin nghỉ tức là sẽ bị trừ lương, trừ lương là kéo dài khoản nợ, thế là họ lại tặc lưỡi… ừ thì đi làm vậy. Cũng chỉ vì một vài lần tặc lưỡi như vậy mà các “bộ đội” dần chấp nhận việc bị Chồ mắng chửi, Senpai ức hiếp… lúc nào cũng chỉ gục mặt xuống cặm cụi vào ruộng rau mà làm việc thôi. Khoảng thời gian thiếu thốn tình cảm gia đình, tự lo mọi việc dần trở thành một điều đương nhiên với mọi lao động bất hợp pháp.
Chính từ những bữa cơm chan nước mắt, không có nước mắt thì ăn cơm với trứng luộc, một vài miếng thịt, rồi lăn ra ngủ ở góc nhà, vỉa hè, gốc cây… đã khiến nhiều người sa vào con đường lừa đảo, hành nghề trộm cắp, cờ bạc, mại dâm… Điều này được khẳng định không ít lần trên các phương tiện truyền thông, khiến người Việt Nam sống hợp pháp tại Nhật không khỏi chạnh lòng. Chính những suy nghĩ khác biệt, nâng tầm mình hơn so với người khác của một số ít những người Việt Nam tại Nhật đã đẩy tập thể “Bộ đội” ra xa khỏi cộng đồng, khiến họ thành một thứ gì đó không nên tồn tại thì hơn.
GIỌT NƯỚC TRÀN LY
Nhưng dù có bị mắn chửi, bị khinh mệt hay ngoài kia mưa bão, nắng gắt thì những giọt mồ hôi vẫn rơi trên gương mặt hốc hác vì mệt mỏi của những người lao động. Họ cũng bỏ công sức, mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu và tính mạng, để kiếm những đồng Yên chân chính nhưng vì thu nhập không được đảm bảo, cuộc sống bị kìm kẹp mà họ phải bỏ trốn ra ngoài. Chẳng thể đưa ra lời than trách bởi khoản nợ ở nhà cần họ trả, gia đình họ chỉ trông chờ vào đồng lương hàng tháng gửi về.
Xác định ra nước ngoài làm công nhân là xác định một cuộc sống vất vả hơn ở nhà. Chịu đựng sự cô đơn như bao người Việt xa gia đình khác phải chịu đựng. Đời lao động bất hợp pháp còn chịu nhiều đắng cay vì không được hưởng cơ chế, quyền lợi đầy đủ, thiếu đi những ràng buộc về pháp lý khiến họ không được bảo vệ thành quả lao động và phải đối mặt với nhiều hiểm nguy mà không biết có ai giúp đỡ mình không.
Nhưng dù vậy, sau tất cả, nuốt nước mắt vào trong để dặn lòng cố gắng lên thôi, nếu gục ngã ở hiện tại, họ sẽ thất bại.
Nguồn: An Hung Pham
Gửi đến bạn: những người đang nằm 1 mình trên 1 góc giường nào đó ở Nhật Bản, 1 ai đó đang ngồi trên chuyến tàu muộn, 1 ai đó đang buồn vì thất nghiệp
Bức ảnh này, Bài viết này và đúng ngày này năm ngoái…