“Không cần quan tâm đến nhân viên của chúng tôi, vì họ là người nước ngoài” phát ngôn gây tranh cãi của một công ty dịch vụ người giúp việc Nhật Bản!

Tập đoàn Nichiigakkan quản lý một số công ty với các lĩnh vực hoạt động khác nhau, trong số đó có Dịch vụ người giúp việc Sunny, cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà ở tại Nhật Bản.

10:00 15/01/2019

Nhưng trong khi đây là một dịch vụ được điều hành hoàn toàn bởi người Nhật và có trụ sở tại Tokyo, tất cả những người giúp việc của Sunny đều là người Philippines.

Các nhân viên Philippine của công ty dịch vụ vệ sinh Sunny

Trên trang website của mình, dịch vụ Sunny đã mô tả lại những phẩm chất nổi bật của các nhân viên vệ sinh ngoại quốc của mình với những tính từ như vui vẻ, hoạt bát và còn có phần khoe khoang rằng kĩ năng dọn phòng của họ thậm chí còn “được công nhận bởi chính phủ Phillippine”. Thế nhưng, gần đây có vẻ như dịch vụ dọn phòng này đã đi hơi xa trong việc miêu tả về những nhân viên của mình, khi nói rằng một lợi thế khác khi có được một người giúp việc Philippine là khách hàng sẽ không phải quan tâm đến họ giống như đối với các người giúp việc Nhật Bản, tất nhiên vì họ là người nước ngoài.

Một đoạn trong nội dung quảng cáo của mình, dịch vụ Sunny đã nói rằng: “Bởi vì họ là người nước ngoài, họ sẽ không kéo bạn vào những cuộc hội thoại với đầy sự tọc mạch, bạn cũng không phải lo lắng về việc họ nhìn thấy thư của bạn hay các tài liệu khác trong nhà. Với một người giúp việc người Nhật, bạn sẽ phải cảm thấy ý thức về họ và có phần lo lắng, nhưng với đội ngũ nhân viên của chúng tôi, bạn sẽ không cần phải kizukai”.

Vấn đề ở đây, đó chính là cách mà công ty đã sử dụng sai ý nghĩa của từ “kizukai”. Dẫu có nhiều cách hiểu đối với từ này, thế nhưng nghĩa được sử dụng phổ biến nhất của nó vẫn là “quan tâm”, là việc nghĩ và cân nhắc về người khác trong mọi tình huống và cố gắng cân nhắc suy nghĩ cho lợi ích của họ. Bạn muốn đi chơi với bạn bè, nhưng cuối cùng lại quyết định ở nhà vì mẹ mình bị ốm, đó chính là ý nghĩa của hành động kizukai. Như vậy, với thông điệp này, không chỉ đề cập đến việc không bị tọc mạch hay đọc trộm các thông tin cá nhân, mà dịch vụ Sunny còn có hàm ý rằng hoàn toàn có thể “phớt lờ” các lao động người Philippine và không cần thiết phải “kizukai” họ. Không cần thiết phải mở lời chào, thậm chí coi như họ không xuất hiện trước mắt mình cũng không phải là vấn đề.

Một loạt các chỉ trích và khiếu nại về đoạn quảng cáo dịch vụ động chạm và có phần phân biệt của công ty, và có vẻ như đây là một sử hiểu lầm trong cách sử dụng từ ngữ, vì ngay sau đó, công ty đã nhanh chóng xóa đoạn mô tả về “kizukai” khỏi bài quảng cáo của mình và đưa ra lời thông báo chính thức:

“Gần đây, ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn quảng cáo liên quan đến dịch vụ người giúp việc Sunny của chúng tôi đã khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Chúng tôi chân thành xin lỗi đến bất cứ những ai đã trải qua trải nghiệm tồi tệ này.

Đáp lại các phản hồi nhận được, chúng tôi đã gỡ đoạn quảng cáo xuống. Trong tương lai, chúng tôi sẽ nỗ lực làm việc để có thể cải thiện được cách dùng từ sử dụng trong các dịch vụ”.

Có thể với thiện chí của mình, về việc thuê các nhân viên Philippine sẽ giúp bạn thoát khỏi các người giúp việc người Nhật có phần hồ hởi và bắt chuyện hơi quá mà đôi khi bạn không muốn trả lời, thế nhưng, cách dùng sai từ đã khiến cho đoạn quảng cáo của công ty trở nên động chạm và có phần phân biệt dành cho các lao động nước ngoài. Nhất là khi dự thảo luật của Thủ tướng Shinzo Abe về việc nới lỏng luật nhập cư đã chính thức được thông qua vè sẽ bắt đầu từ tháng 4 năm nay, việc tôn trọng và đối xử thân thiện với các công dân nước ngoài tại Nhật Bản lại trở thành một chủ đề được quan tâm và nóng bỏng hơn bao giờ hết.

Theo: sugoi.vn

Tags:
Thương nhau không khó. Vì nhau đến cuối cuộc đời là chuyện khó

Thương nhau không khó. Vì nhau đến cuối cuộc đời là chuyện khó

Thương nhau không khó. Vì nhau đến cuối cuộc đời, chịu đựng được tính nhau và biết trân trọng mới là chuyện khó.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất