Người Việt ở Nhật Bản tổ chức Tết Trung thu cho trẻ nhỏ xa quê

Dù dành nhiều thời gian cho học tập và làm việc nơi đất khách, cộng đồng người Việt tại Nhật Bản vẫn không quên niềm vui trung thu, nhất là với các em nhỏ xa quê.

10:47 04/10/2017

Bảo Anh, 23 tuổi, đang sinh sống cùng gia đình tại Yokohama, Nhật Bản cho biết, có nhiều cộng đồng người Việt tại Nhật thường tập trung tổ chức các hoạt động giống như Trung thu cho trẻ nhỏ như người Việt ở Yokohama, Ishehara hay Hiroshima.

Năm 2017, cộng đồng người Việt tại Yokohama tổ chức Trung thu cho các em nhỏ tại công viên Uminokoen. Ngày hội được tổ chức với đa dạng các hoạt động như múa lân, múa võ, ảo thuật, trò chơi cho các em nhỏ và trò chơi cho cả gia đình. Ngoài ra còn cócác hoạt động rước đèn, phá cỗ.

IMG_0033

Tết Trung thu của cộng đồng người Việt tại Yokohama, Nhật Bản. (Ảnh: Bảo Anh)

Quá trình chuẩn bị kéo dài trong 1 tuần, với sự tham gia của khoảng 20 gia đình. Phần lớn các bậc phụ huynh đều làm phải việc cả ngày nên công tác chuẩn bị được thực hiện vào buổi tối, có khi kéo dài đến 1-2 giờ sáng.

Lễ hội Trung thu này là món quà tinh thần cho trẻ nhỏ, sự kiện giúp những bậc cha mẹ Việt ở Nhật cho các con hiểu hơn về lễ hội truyền thống và các nét văn hóa dân tộc.

IMG_0110

Các hoạt động truyền thống như múa lân, rước đèn cũng được tổ chức cho các em nhỏ. (Ảnh: Bảo Anh)

IMG_0398 10

Buổi lễ đã dược chuẩn bị trong khoảng 1 tuần. (Ảnh: Bảo Anh)

IMG_0379 8

Tiết mục của các em nhỏ tham gia chương trình vui trung thu. (Ảnh: Bảo Anh)

IMG_0214 5

Công viên Uminokoen là nơi được chọn làm địa điểm tổ chức các hoạt động. (Ảnh: Bảo Anh)

IMG_0168 3

Lễ trung thu được tổ chức với mục đích tạo ra sân chơi giúp các em nhỏ thêm yêu văn hóa truyền thống. (Ảnh: Bảo Anh)

IMG_0462 10

Các gia đình cùng tham gia trò chơi. (Ảnh: Bảo Anh)

IMG_9990 10

Dù ở nơi đâu, ngày lễ trung thu truyền thống vẫn không thiếu sắc màu. (Ảnh: Bảo Anh)

Phương Anh

Tags:
Bàn nhậu: người Nhật phần ai nấy trả, người Việt đùn đẩy

Bàn nhậu: người Nhật phần ai nấy trả, người Việt đùn đẩy

Thứ nhất, ứng xử trên bàn ăn: Khi ăn người Nhật thường ăn hết những miếng cuối cùng trong chén đĩa của mình, hàm ý cám ơn công sức của người chế biến. Ngoài ra, điều đó còn phản ánh đặc tính cố hữu của người Nhật là biết quý trọng đồ dùng, không tùy tiện phung phí đồ dùng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất