Nhật Bản gặp khó khi lao động nước ngoài bị kỳ thị trong việc thuê nhà
Nhà báo Tsubasa Suruga của Nikkei Asia Review ngày 23 tháng 8 đã viết về tình trạng khó khăn ở Nhật khi chính phú muốn thu hút cả một “dòng sông” nguồn lao động nước ngoài còn các chủ thuê nhà lại dựng lên một con đê chắn trên dòng sông ấy.
12:00 31/08/2017
Một ví dụ tiêu biểu là chuyện một sinh viên 26 tuổi tên Samith Hilmy người Srilanka. Anh đã đi tìm nhà ở nhiều văn phòng bất động sản ở Tokyo trong một tháng nhưng có rất nhiều cuộc gọi từ các nhân viên ở đây đến các chủ nhà tiềm năng kết thúc bằng câu “Xin lỗi, nhưng tôi không cho người nước ngoài thuê.” Khi Hilmy đến Nhật tháng 4 năm nay, anh được trường tiếng Nhật sắp xếp ở một căn hộ tại Shin-Okubo trong 6 tháng. Giờ đây anh phải chuyển nhà sớm. Anh cho biết có 1 số văn phòng bất động sản yêu cầu anh đóng 4~5 tháng tiền nhà, thậm chí có nơi đòi 1 năm tiền nhà để bảo đảm anh sẽ không chuyển đi hay bỏ về nước sớm. Anh nói: “Tôi cảm thấy mình bị đối xử như tội phạm.”
Có nhiều người nước ngoài ở Nhật cũng phải đối diện với vấn đề như Hilmy. Theo nghiên cứu quốc gia về phân biệt đói xử khi thuê nhà cho người nước ngoài của Bộ Pháp vụ tháng 3 năm nay. Có 39.3% số người nước ngoài cho biêt họ bị gặp khó khăn khi thuê nhà trong 5 năm qua vì lý do họ không phải người Nhật. Điều nay bắt đầu gây ảnh hưởng lên những nhà tuyển dụng khi những năm qua các nhà sản xuất Nhật Bản đang cố gắng giải quyết vấn đề thiếu lao động bằng cách tìm nguồn từ những người nước ngoài. Tuy nhiên chuyện phân biệt khi thuê nhà đã dựng nên một con đê chắn dòng chảy nhân tài mà họ đang xây dựng.
Tháng 10 năm ngoái, Nhật có 1 triệu lao động nước ngoài, tăng 58% so với 5 năm trước và nó chiếm 2% tổng lực lượng lao động và vấn đề nhà ở cho nguồn lao động này trở nên nhức nhối hơn. Một chủ nhà giấu tên ở Ikebukuro cho biết cách đây vài năm ông cho một sinh veien Trung Quốc thuê nhà và hàng xóm nói với ông chỉ mấy tháng sau có thêm 2 người khác tự tiện vào ở cùng và thường xuyên làm ồn trong đêm. Khi hàng xóm đến phàn nàn thì những người Trung Quốc này vờ như không biết tiếng Nhật. Chính vì thế ông trở nên ngần ngại hơn khi cho người nước ngoài thuê nhà. Theo CEO của một công ty bảo lãnh cho người nước ngoài ở Nhật thì không nhiều chủ nhà trải qua việc này nhưng những tin như thế đã lan khắp nước Nhật và làm nhiều chủ nhà cảnh giác.
Ngành IT ở Nhật đang đối diện với việc thiếu nhân lực trầm trọng và Total OA Systems, một công ty trong ngành đã bắt đầu cảm nhận được sự khó khăn do chuyện phân biệt đối xử khi thuê nhà gây nên khi tìm nhà cho nhiều nhân viên đến từ Phillipines hay Trung Quốc của họ. Kể cả các công ty bất động sản có kinh nghiệm làm việc với người nước ngoài cũng gặp vấn đề khó khăn khi “90% các chủ nhà ở Tokyo không muốn cho người nước ngoài thuê.” – theo Masao Ogino từ Ichii Group.
Các đại diện từ các công ty IT như Total OA Systems cho rằng vấn đề này sẽ gây cản trở lớn cho việc phát triển của ngành IT Nhật. Một số công ty như YKK đã bắt đầu phải tự xây dựng các khu nhà dành riêng cho nhân viên nước ngoài của mình để giải quyết vấn đề chỗ ở và khác biệt văn hóa.
Điểm quan trọng là Nhật Bản chưa ban hành luật ngăn cản các chủ nhà từ chối cho khách thuê vì lý do dựa trên quốc tịch hay chủng tộc. Luật sư Yumi Itakura cho biết cách duy nhất đề giải quyết là kiện lên tòa án nhưng như thế thì tốn kém và chẳng giải quyết được triệt để vấn đề. Các công ty buộc phải vào cuộc. Japan Property Management Association, tổ chức gồm 1,3000 năm 2003 đã xây dựng một bộ hướng dẫn bao gồm các lời khuyên cho chủ thuê nhà và công ty bất động sản trong việc xử sự với người nước ngoài. Một đoạn trong đó viết: “Nhiều nước việc thuê nhà không yêu cầu người bảo lãnh như Nhật Bản. Văn hóa thuê nhà khác nhau ở mỗi quốc gia nên các bạn cần giải thích cẩn thận những giá trị và ý nghĩa của tập quán thuê nhà ở Nhật cho người nước ngoài.” Họ cũng làm một bản hướng dẫn cho người nước ngoài bằng 6 thứ tiếng. Ví dụ trong sách viế: “Cho thêm người vào ở không có trong hợp đồng thuê nhà là vi phạm hợp đồng.”
Ở cấp chính quyền địa phương, quận Shinjuku, nơi có tỷ lệ người nước ngoài cao nhất Tokyo với 12% đang cố gắng giảm việc từ chối cho thuê nhà. Họ có những buổi tư vấn hàng tuần cho những người nước ngoài gặp khó khăn khi thuê nhà và các cơ chế giúp đỡ những công dân nói tiếng Hoa, Hàn, Anh, Thái, Nepal và Myanmar.
Hầy hết các chuyện gia đều cho rằng vấn đề nhà ở sẽ càng trở nên quan trọng trong tương lai khi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ mở cửa rộng hơn cho nguồn nhân lực từ nước ngoài.
Osaka : Bóc phốt cô gái lừa 90 man của đồng hương Việt Nam gây chấn động cộng đồng người Việt tại Nhật
Bóc phốt cô gái lừa 90 man của đồng hương gây chấn động cộng đồng người Việt tại Nhật