Nɦịп đói đạρ xe ɫừ TP.HCM về пɦà, пɑɱ ɫɦɑпɦ пiêп cɦỉ пɦậп 100.000 đồпg, lí do khiến nhiều người suy nghĩ
Đi xe đạp từ quận 7 (TP.HCM) tới Đắk Lắk với chiếc ví rỗng nhưng chàng trai vẫn nhất quyết chỉ nhận 100.000 đồng từ lực lượng chức năng. Dịch bệnh có nhiều chuyển biến mới, một số người không thể bám trụ lại thành phố nên đã chọn cách về quê bằng xe máy, đi bộ hoặc xe đạp. Trong hành trình về nhà, họ nhận được không ít sự giúp đỡ từ mọi người và lực lượng chức năng của từng địa phương.
10:29 02/08/2021
Nhiều người sau khi nhận được sự giúp đỡ đã gây ấn tượng bằng sự tử tế, biết sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Và mới đây, một câu chuyện đẹp như vậy đã diễn ra tại chốt kiểm soát dịch tại huyện Đắk R'lấp (tỉnh Đắk Nông).
Hành trang của chàng trai trẻ chỉ có bọc quần áo, chai nước và chiếc ví rỗng. (Ảnh: Dân Trí)
Theo Dân Trí, Phó Bí thư đoàn xã Đắk Ru - anh Đỗ Văn Trung cho biết khi trực chốt kiểm soát thì phát hiện một chàng trai khoảng 20 tuổi, đi xe đạp hướng về phía tỉnh Đắk Lắk. Phía lực lượng chức năng đã dừng xe của nam thanh niên này, tiến hành kiểm tra giấy tờ và xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi cho qua chốt.
Qua cuộc trò chuyện, chàng trai giới thiệu bản thân tên là T.N.P (sinh năm 2001, trú tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk), chịu ảnh hưởng dịch nên đành phải đạp xe từ quận 7 (TP.HCM) về quê. Trong suốt chặng đường hơn 400km từ TP.HCM tới điểm kiểm soát tỉnh Đắk Nông, vì không có tiền mua đồ ăn nên P. nhịn đói. Không những thế, thời tiết trong mấy ngày qua có mưa lớn, vì vậy toàn thân chàng trai này đã ướt sũng.
Cậu bé chỉ dám xin 100.000 đồng để làm lộ phí từ Đắk Nông về nhà. (Ảnh: Dân Trí)
Nhìn cảnh chàng trai ngoài 20 tuổi chịu đói chịu lạnh để được về nhà, anh Trung thương cảm và quyết định gửi tặng 200.000 đồng. Thế nhưng, chàng trai này nhất quyết chỉ nhận một nửa, số còn lại thì xin gửi cho người khó khăn hơn. Khuyên bảo không được, anh T. đành gửi cậu 100.000 đồng và 1 suất ăn cùng nước uống.
Ăn uống xong, P. cho biết vì hoàn cảnh nghèo khó, bố bị bệnh nặng nên phải nghỉ học từ năm lớp 11, lên thành phố làm nghề thợ điện. Gần 1 tháng qua, cậu chỉ quanh quẩn trong nhà trọ, ăn mì tôm đến khi không còn đồng nào mới quyết định về nhà. Hành trang hồi hương đơn giản chỉ có vài bộ quần áo, giấy tờ tùy thân, 1 chai nước suối và chiếc ví trống không. Sau khi có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, P. lại tạm biệt các chiến sĩ ở chốt kiểm soát huyện Đắk R'lấp và tiếp tục hành trình.
Một người đàn ông đi bộ về Đắk Lắk được tặng 7 triệu đồng. (Ảnh: Vietnamnet)
Cùng hoàn cảnh với câu chuyện trên, vào ngày 29/7, tại chốt kiểm soát dịch thuộc thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), lực lượng chức năng phát hiện một nam thanh niên đi bộ trên quốc lộ 1A. Người này cho biết vì khó khăn nên đành đi bộ từ TP.HCM về quê ở Sơn La. Thương cảm cho cậu bé mới 18 tuổi đã chịu cảnh vất vả, mọi người tại chốt kiểm soát đã hỗ trợ việc ăn uống và cho nghỉ lại qua đêm.
Vào sáng ngày 30/7, bà con tại thị xã Đức Phổ đã quyên góp, mua cho nam thanh niên 1 chiếc xe đạp. Một cán bộ thuộc Hội chữ thập đỏ tại khu vực này chia sẻ với báo Dân Trí: "Thấy em đi bộ nên nhiều người dân đã hỗ trợ kinh phí mua chiếc xe mới, ít lương thực tặng em để tiếp tục hành trình. Mong sao trên đường đi em ấy sẽ được mọi người giúp đỡ thêm".
Nam thanh niên được bà con thị xã Đức Phổ tặng xe đạp. (Ảnh: VnExpress)
Vừa qua, trên mạng xã hội cũng xuất hiện câu chuyện về cụ ông đạp xe từ TP.HCM về quê ở Phú Yên. Theo đó, cụ ông này vốn là lao động tự do ở TP.HCM nhưng do dịch bệnh, mất việc nên quyết định về nhà bằng xe đạp. Ngay sau khi câu chuyện của cụ được đăng tải trên mạng, một số nhà hảo tâm liên hệ, tìm kiếm sự giúp đỡ.
Trong đó, "cô tiên Sài Gòn" Trúc Phương đã đến tận nơi và quyết định gửi tặng cụ 10 triệu đồng. Tuy nhiên, người đàn ông này chỉ xin 3 triệu đồng làm phí đi đường và xin gửi lại cho những bà con đang mắc kẹt ở Sài Gòn. Hành động tử tế và biết nghĩ cho người khác lúc khó khăn của ông cụ được nhiều người tuyên dương, ngưỡng mộ.
Cụ ông đạp xe từ TP.HCM tới Phú Yên sau nhiều ngày bám trụ ở thành phố. (Ảnh: Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
Những câu chuyện đẹp về tình người liên tiếp được đăng tải trên mạng xã hội, lan tỏa tinh thần sống lạc quan, tích cực trong thời điểm còn nhiều khó khăn. Mong rằng trong thời gian tới, dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát để mọi người trở lại với cuộc sống ổn định.
Ngɦẹп lòпg bi kịcɦ củɑ пgười ɱẹ: Bị coп ɫrɑi 15ɫ cùпg bạп ɦại quɑ đời cɦỉ vì 3,8 ɫriệu
Những bi kịch có thể ập đến với người phụ nữ mà mọi người có thể nghĩ đến là gì? Đa số chúng ta vẫn hay chứng kiến như mất chồng, mất con, gia đình tan vỡ, hôn nhân không hạnh phúc. Nhưng thật khó mà nghĩ đến việc người phụ nữ bị chính con ruột hại qua đời chỉ vì tiền nhà trọ. Một người mẹ ở Phú Yên bị con trai chỉ mới 15 tuổi cùng bạn hãm hại đến qau đời, sau đó cướp 3,8 triệu đồng để trả tiền trọ, sau đó ăn tiêu. Đọc thông tin mà không khỏi xót thương cho hoàn cảnh của người mẹ này mọi người ạ.