Những ảnh hưởng của việc hoãn Olympic

Ngày 24/3, sau khi thông qua sự nhất trí từ phía Uỷ ban Olympic quốc tế, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công bố Olympic Tokyo 2020 sẽ chính thức bị hoãn lại một năm.

10:00 27/03/2020

Đây được cho là động thái hợp lý trong thời điểm hiện tại khi mà đại dịch Covid-19 đang bùng nổ trên thế giới và diễn biến ngày càng khó lường.

Tuy nhiên, Olympic dời lại một năm cũng đồng nghĩa với việc nước chủ nhà phải gánh những thiệt hại không hề nhỏ trên hầu hết các phương diện.

1. Về kinh tế

Theo ước tính từ ban tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020, ngân sách mà Nhật Bản bỏ ra cho sự kiện này lên tới 1,35 nghìn tỷ yên, đó là chưa bao gồm các chi phí phát sinh khác, như việc Nhật Bản chuyển địa điểm thi đấu của môn marathon từ Tokyo sang Sapporo vào tháng 10/2019 cũng tiêu tốn của nước này gần 30 triệu USD.

Các nhà kinh tế cũng ước tính, khi Olympic bị hoãn, tổng thiệt hại tài chính trong nước có thể lên tới 600 tỷ yên đến 700 tỷ yên. Tác động này sẽ bao trùm lên toàn bộ nước Nhật, kể cả các công ty, tập đoàn trước đó đã đầu tư vào sự kiện này cũng không tránh khỏi tổn thất nặng nề.

Trước đó, Olympic Tokyo được dự đoán sẽ là một cú hích đối với nền kinh tế Nhật Bản trong năm nay. Các chuyên gia kì vọng rằng Thế vận hội sẽ thúc đẩy GDP của nước này lên trên dưới 2 nghìn tỉ yên. Tuy nhiên việc trì hoãn một năm khiến cho hiệu ứng thúc đẩy này cũng sẽ theo đó mà biến mất.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã chi rất nhiều tiền để cải tạo hệ thống giao thông, xây dựng địa điểm thi đấu và thu hút khách du lịch. Chính quyền địa phương dự đoán có khoảng 90 triệu khách du lịch sẽ đến Nhật Bản trong thời gian diễn ra Olympic. Ngành du lịch của Nhật Bản đã đặt rất nhiều kì vọng vào sự kiện lần này.

Mặt khác, khi Olympic bị hoãn lại một năm, chi phí bảo trì và sửa chữa sân vận động và các cơ sở khác, ngoài ra còn có chi phí cấp cho các nhóm vận động viên,..cũng sẽ tiêu tốn một khoản không hề nhỏ.

2. Nơi lưu trú

Theo dự tính ban đầu, vào những ngày diễn ra Olympic, không kể khách du lịch, nhu cầu về chỗ ở của các quan chức, các phóng viên, nhà tài trợ…lên tới 46000 phòng mỗi ngày và phía Ban tổ chức đã sắp xếp sẵn số phòng trong dự tính. Tuy nhiên, giờ đây, Thế vận hội đã bị hoãn, một lượng lớn số phòng sẽ bị hủy, Nhật Bản sẽ phải đối mặt với khó khăn khi tìm kế sách để làm giảm tác động của vấn đề này.

3. Du lịch 

Hoãn Olympic cũng ảnh hưởng đến các công ty đã tổ chức các tour du lịch chính thức của giải đấu.

Các công ty du lịch lớn như JTB, Kinki Nippon Tourist và Tobu Top Tours, đã bán các tour du lịch. Trong khi đó, JTB đã thông báo, trong trường hợp thời gian diễn ra giải đấu bị thay đổi vì lý do không liên quan đến công ty thì khách hàng sẽ không được hoàn tiền hoặc đổi vé. Tuy nhiên, đó là khi phía công ty không dự tính được giải đấu se bị hoãn và hiện tại họ đang lên kế hoạch tìm cách đối sách phù hợp.

4. Các công ty an ninh

Để đảm bảo an ninh cho giải đấu, dự tính tại các khu vực thi đấu và các địa điểm xung quanh cần đến 14000 nhân viên bảo vệ. Vì thế, hàng trăm công ty bảo vệ đã được huy động và các công ty đều đã lên kế hoạch, phương án để kì Thế vận hội được diễn ra an toàn. Việc trì hoãn tổ chức đồng nghĩa với việc các công ty phải làm sao để đảm bảo số lượng người như thế một lần nữa sau một năm và các kế hoạch có lẽ sẽ phải làm lại từ đầu.

5. Việc sử dụng đất của Làng vận động viên Olympic

Làng vận động viên Olympic và Paralympic Tokyo hiện đang được xây dựng ở Harumi, Tokyo. Dự kiến, sẽ có 23 chung cư được xây dựng bằng cách sử dụng các tòa nhà và đất xung quanh sau Thế vận hội, cung cấp khoảng 5600 căn hộ để bán hoặc cho thuê.

Một số căn đã được bán vào tháng 7 năm ngoái và dự kiến vào ba năm sau đó, tức là cuối tháng 3 năm 2023 sẽ có thể chuyển vào ở. Tuy nhiên, với việc giải đấu bị hoãn có thể dẫn tới thời gian để nhập cư cũng bị chạm trễ theo và người mua cũng không được nhận bất cứ khoản bồi thường nào.

4. Truyền thông

Các đài truyền hình lớn như NBCUniversal và Discovery Inc., đã phải bỏ ra hơn 1 tỷ đô la để chiếu Thế vận hội năm 2020 cho khán giả ở Hoa Kỳ và nước ngoài. Việc hoãn giải đấu sẽ khiến lịch trình của họ bị hỗn loạn.

Ngoài ra, trì hoãn Thế vận hội đến mùa hè năm 2021 có thể gây ra xung đột với các sự kiện thể thao lớn khác, như giải vô địch thế giới bơi lội ở Fukuoka, giải điền kinh vô địch thế giới ở bang Oregon của Hoa Kỳ. IOC có le sẽ phải tiến hành các cuộc đàm phán với các liên đoàn thể thao khác nhau.

Được biết trước đó, Thế vận hội Tokyo 2020 được dự đoán sẽ là kì Thế vận hội lớn nhất từ trước đến nay với sự tham gia của hơn 11.000 vận động viên đến từ 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, sẽ thi đấu trong 33 môn thể thao và 339 bộ huy chương.

Tham khảo:

https://www.wsj.com/articles/japans-abe-agreed-with-ioc-to-delay-tokyo-olympics-by-about-one-year-11585052548

https://www3.nhk.or.jp/news/html/20200325/k10012349521000.html

https://www.nikkei.com/article/DGXMZO57192050U0A320C2EA2000/

https://asia.nikkei.com/Spotlight/Tokyo-2020-Olympics/Olympics-delay-t

Theo: isenpai.jp

Tags:
Rắc rối hoàng gia Nhật: Công chúa Mako tiếp tục trì hoãn hôn lễ với bạn trai thường dân và nguyên do đằng sau được hé lộ

Rắc rối hoàng gia Nhật: Công chúa Mako tiếp tục trì hoãn hôn lễ với bạn trai thường dân và nguyên do đằng sau được hé lộ

2 năm đã trôi qua kể từ thông báo trì hoãn hôn lễ, cho đến nay, Công chúa Mako và bạn trai thường dân vẫn chưa có động thái nào để tổ chức đám cưới trong mơ như nhiều người vẫn hy vọng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất