Những tình huống “mắc cười” của người nước ngoài khi dùng nhầm tiếng Nhật
Có nhiều người cho rằng lý do người Nhật không giỏi được tiếng Anh là vì họ sợ mắc lỗi và xấu hổ. Trong khi rất nhiều người Nhật cầu mong họ sẽ phá vỡ bức tường của bản thân để sử dụng tiếng Anh nhiều hơn thì có rất nhiều người nước ngoài (chủ yếu từ các quốc gia phương Tây) mắc rất nhiều lỗi khi sử dụng tiếng Nhật. Và chính điều này đã đem lại rất nhiều tình huống “dở khóc dở cười” nhưng vô cùng đáng yêu.
14:00 23/05/2018
Ảnh Marketing Land
Dưới đây là những câu chuyện vui khi người nước ngoài mắc lỗi khi dùng tiếng Nhật. Bạn có thấy hình ảnh của mình trong đó không nhỉ?
Câu chuyện thứ 1: Những âm dài đáng ghét
Tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát âm, đặc biệt là các nguyên âm dài. Khi học cấp 3, trong sách có một đoạn thảo luận về chuông gió (fuurin). Ấy vậy mà thật xấu hổ, tôi đã đứng trước lớp và thao thao bất tuyệt rằng mình là một Fan ruột của furin – loạn luân.
Ảnh Twitter
Câu chuyện thứ 2: Chỉ là nhầm từ thôi mà
Tôi đã từng vô ý chửi thẳng một đồng nghiệp là …Mr Baldy (ông Hói). Họ của anh ấy là Haga, và tôi biết đó là một cái họ rất phổ biến trong tiếng Nhật. Tình cờ rằng đầu của anh ấy cũng hói một khoảng ở đỉnh đầu do đó rất khó để chải tóc, và anh ta có vẻ tổn thương vì điều đó.
Ảnh Twitter
Tôi tình cờ nghe thấy một số học sinh trong trường gọi anh ấy là Hage-sensei (thầy Hói) và nghĩ rằng đó là tên của anh ấy vì hai âm có vẻ giống nhau, và cũng vì tôi không thể đọc được chữ Kanji trong tên anh ấy. Khi tôi vô tình gọi anh là Hage trong phòng giáo viên, anh ta nhìn tôi cau có và nói thẳng: “Tôi là Haga, không phải HA-GE” trước khi quay lưng đi thẳng ra cửa. Tôi nào có cố ý !
(Chia sẻ từ một thầy giáo người Mỹ đang dạy tiếng Anh tại Nhật)
Câu chuyện thứ 3: Hãy…sờ vào tôi
Một lần, tôi thể hiện sự tốt bụng của mình bằng cách nhường ghế cho một ông cụ trên tàu. Tôi đứng dậy, nói rất to rõ và tự tin “Douzo sawatte kudasai!” – Con mời cụ sờ ạ !
(Người này nhầm lẫn hai động từ Suwaru – ngồi và Sawaru – sờ)
Câu chuyện thứ 4: Đi..ị thì có gì là nguy hiểm nhỉ?
Ảnh AliExpress.com
Tôi không nhớ nguyên văn câu thông báo, thế nhưng tôi nhớ đã rất bối rối vào lần đầu tiên bắt xe buýt khi mới chuyển tới Kyoto. Tôi nghe đại khái nó như thế này “Unkou chuu no idou wa kiken desu…” (Di chuyển khi xe buýt đang chạy rất nguy hiểm), nhưng vấn đề là tôi đã nghe 運行 (Unkou) – di chuyển thành うんこ (Unko) – đi “nặng”.
Câu chuyện thứ 5: Người yêu bốc mùi
Ảnh SoraNews
Tôi quen một cô gái rất đáng yêu khi mới tới Nhật cách đây vài tháng. Dù chúng tôi hơi bất đồng ngôn ngữ nhưng mỗi lần ở bên cô ấy rất vui. Lúc hai chúng tôi đang nằm trên giường, cô ấy nói với tôi kimochii (Thích quá). Thế quái nào mà lúc đó tôi lại nghe ra kimuchi (kimchi) nhỉ? Tôi cứ nghĩ cô ấy bỗng dưng đói bụng, hay là cô ấy chê người tôi…chua quá !
Câu chuyện thứ 6: Đang “deep” lại bị lỗi
Một trong những lỗi sai đáng xấu hổ nhất của tôi khi sử dụng tiếng Nhật là khi đang “lên mặt” với một nhóm học sinh về vai trò của con người trong xã hội.
Ảnh twitter.com
Lẽ ra tôi phải nói với chúng rằng “Không quan tâm bạn tới từ quốc gia nào, từ sâu trong cốt lõi, con người (Ningen) vẫn là nòng cốt”. Thế nhưng thực tế tôi đã phát ngôn như sau “Không quan tâm bạn tới từ quốc gia nào, từ sâu trong cốt lõi, cà rốt (ninjin) vẫn là nòng cốt”.
Ôi tôi thật ngớ ngẩn !
Câu chuyện thứ 7: Không phải lỗi của tôi, là lỗi của Kanji
Vài tháng trước, tôi đã lỡ một cuộc hẹn quan trọng vì đọc nhầm 本日 (honjitsu/ kính ngữ của hôm nay) thành 木曜日 (Mokuyoubi/Thứ năm). Dù rằng tôi đã tích cực xin lỗi thế nhưng chuyện đã rồi, tôi đã bị giận một thời gian rất lâu sau đó.
Ảnh Pinterest
Quả là những câu chuyện không biết bi hay hài, nhưng chắc chắn sẽ để lại những dấu ấn khó quên trong ký ức những người học tiếng Nhật. Nếu sợ sai làm sao có được những trải nghiệm này, khoa học đã chứng minh chuyện càng xấu hổ con người sẽ càng nhớ lâu đấy !
Còn câu chuyện xấu hổ của bạn thì sao?
Học từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành Xây dựng
Tiếp nối chuỗi bài từ vựng tiếng Nhật theo chuyên ngành, bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn danh sách từ vựng về chuyên ngành Xây dựng.