Vạn mối nguy hiểm vào mùa đông khiến người Nhật “ám ảnh”
Vạn mối nguy hiểm vào mùa đông khiến người Nhật “ám ảnh”
09:00 12/01/2019
1. Sốc nhiệt
Mỗi năm có khoảng 14000 người Nhật tử vong vì sốc nhiệt vào mùa đông (ヒートショック).
Vâng nghe đến tên chắc các bạn cũng hình dung được hiện tượng ấy diễn ra như thế nào. Tuy nhiên không đơn giản chỉ là việc bạn đi bộ bên ngoài tuyết lạnh, sau đó chui vào một căn phòng ấm áp thôi đâu. Mà thói quen đi tắm mới chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căn bệnh ấy.
Ảnh: 社会福祉法人 恩賜財団 済生会
Như các bạn đã biết, phòng tắm, Toilet và phòng thay đồ (có nhà không có) ở Nhật được xây riêng biệt. Và đa phần xây về hướng bắc, khá lạnh lẽo. Cơ thể đang ấm áp, sau khi cởi quần áo ngay lập tức lạnh đi, sau đó lại ngay lập tức nóng lên trong bồn tắm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột nhiều lần khiến huyết áp biến động gây sức ép lên tim, nguy cơ đứt mạch máu não dẫn đến tử vong hoàn toàn có thể xảy ra.
Vì vậy để phòng tránh, tốt nhất là nên giữ cho nhà vệ sinh và phòng thay đồ ấm áp. Ngoài ra, nước trong bồn tắm có khi lên đến 40 độ, vì vậy việc ngâm lâu, thậm chí ngủ quên trong bồn tắm là điều tuyệt đối nên tránh.
2.Biến thái mặc Jacket
Vào mùa đông, khi ra đường, ai nấy đều “ngập” trong những chiếc mũ len, khăn choàng và không thể thiếu… áo Jacket dài đến bắp chân. Và đó cũng chính là công cụ được các tên biến thái lợi dụng. Vì vậy mà vấn nạn đó được gọi chung với cái tên “biến thái mùa đông” hay còn gọi là “chứng cuồng khoe thân” (露出狂).
Đây không phải là hành vi tấn công bằng vũ lực mà chỉ đơn thuần là “thú vui” tận hưởng khoái cảm khi được nghe các cô gái hoảng sợ hét lên “Kya!!” mà thôi!
Ảnh: 知乎
Thật bệnh hoạn phải không nào?
3. Bỏng nhiệt độ thấp
Xung quanh sự tiện lợi của các vật dụng giữ ấm vào mùa đông như túi làm ấm (Kairo), bình giữ nhiệt, bàn sưởi, tưởng chừng cứ “chui” vào đó là cứ như ở thiên đường. Thì việc lạm dụng quá mức mang đến những hậu quả khôn lường. Một trong số đó là căn bệnh:
Bỏng nhiệt độ thấp
低温やけど(Teion Yakedo)
Bạn đã bao giờ nghe đến tên của trạng thái này chưa?
Đây là hiện tượng bỏng rát khi nước nóng hoặc lửa tiếp xúc trực tiếp với da.
Người bị bỏng phải chịu cảm giác đau đớn trong thời gian đầu sau đó chuyển sang đau rát. Dù thoạt nhìn nó chỉ là một vết đỏ nhỏ.
Với vết bỏng nhiệt độ thấp, nhiệt độ của vật nóng có thể lên đến 40 – 60 độ và tiếp xúc với da trong thời gian dài.
Ảnh: NAVER まとめ
Nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức 37 độ. Nhưng khi áp những miếng giữ ấm vào thì nhiệt sẽ toả ra làm cơ thể nóng lên. Lúc đầu bạn sẽ cảm thấy thật dễ chịu, thoải mái. Tuy nhiên nếu nhiệt độ trong người lên đến 40 độ duy trì trong 6 tiếng, rồi nóng 44 độ liên tục trong 2 tiếng hay đến mức 50 độ trong vòng 2-3 phút thì sao?
Càng giữ nhiệt độ ở mức cao thì càng nguy hiểm cho bản thân bạn. Chỗ đặt miếng ấm sẽ chỉ ngày càng bỏng nặng hơn mà thôi.
Tuy nhiên, điều nguy hiểm là bị bỏng kiểu này, vết thương sẽ như vết muỗi cắn khiến bạn chẳng để tâm. Đến khi bắt đầu đau nhức thì lúc đó, chuyện đã thực sự tệ rồi.
Ban đầu vết bỏng chỉ là một vệt đỏ, vài ngày sau phần da chết ở đó sẽ đen đi, và rồi bong tróc vì hoại tử…
Vì thế hạn chế sử dụng các loại miếng chườm nhiệt trong thời gian quá dài. Hạn chế cho chúng tiếp xúc trực tiếp lên da. Đối với loại Kairo dán thì phải dán trên một lớp quần áo.
4. Tĩnh điện
Vào mùa đông, khi sờ vào các vật bằng kim loại, như tay nắm cửa, hàng rào… sẽ có hiện tượng giật điện nhẹ, có khi âm thanh phát ra như tiếng nổ tanh tách. Nhẹ thì tê tê, nặng thì ê ẩm. Ngoài ra, khi cởi áo len hay mũ len, có trường hợp tóc sẽ bị dựng lên. Đây cũng là do hiện tượng tĩnh điện mà nên.
Ảnh: Soha
Theo các nhà nghiên cứu, tĩnh điện đa số xảy ra trong thời tiết giá lạnh vì không khí lúc này thường thiếu độ ẩm cần thiết cho điện tĩnh duy trì sự cân bằng.
Mặt khác, không khí nóng giữ được độ ẩm cao hơn, đó cũng là lý do tại sao những cú sốc tĩnh điện thường ít gặp hơn trong mùa hè.
Tuy tĩnh điện không gây hại đến sức khoẻ, nhưng tĩnh điện là dấu hiện nói lên rằng không khí xung quanh bạn đang quá khô và nếu duy trì tình trạng đó lâu, cơ thể bạn sẽ “héo mòn”, da dẻ nứt nẻ, sần sùi…
Chưa kể cháy nổ rất dễ lây lan trong điều kiện không khí khô.
Cách phòng ngừa:
-
- Tăng độ ẩm trong không khí: Sử dụng bình phun hơi nước, thêm một ít tinh dầu, bạn sẽ thấy cơ thể thanh lọc hơn.
-
- Mặc áo làm từ cotton
-
- Không nên đi giày cao su, thay vào đó nên đi giày da
-
- Sử dụng giấy dryer sheet
-
- Thoa kem dưỡng ẩm cho cơ thể
-
Theo: nguoivietonhat.com