Xóɫ ɫɦươпg пgười ρɦụ пữ пguyệп "làɱ đôi cɦâп" cɦo cɦồпg ɫậɫ пguyềп:"Cái đói пgɦèo, bệпɦ ɫậɫ cứ báɱ riếɫ"

Ngày chị nguyện mang cả tuổi thanh xuân dành cho anh - người đàn ông tật nguyền, bao người nói chị là rồ dại. Ngót 30 năm nguyện "làm đôi chân" cho chồng, quần quật kiếm ăn, người phụ nữ ấy ngã gục nhưng không một lời oán than!

22:09 05/08/2021

Lê lết tấm thân tàn tật tự phục vụ mình còn khó, vợ lại ốm liệt giường, đứa con trai mắc bệnh thần càng ngày càng nặng, chỉ biết đuổi đánh bố mẹ, rồi bỏ nhà đi lang thang. Không còn ai để mà nương nhờ, vợ chồng anh Dung đang sống trong những ngày tháng cơ cực nhất của cuộc đời.

Cảnh sống cơ cực của người đàn ông tật nguyền khi không còn tấm thân của người vợ làm đôi chân.

Nghe nỗi thống khổ của vợ chồng anh Bùi Xuân Dung (57 tuổi), một trưa cuối thu trời se lạnh, chúng tôi tìm về khu 4, (xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ), thăm gia đình người đàn ông tật nguyền nghèo xơ xác. Chứng kiến những gì đang diễn ra ở đây, mà tôi thấy lòng mình nhói buốt.

Anh Dung bắt đầu kể với chúng tôi bằng những tháng ngày cơ cực của cuộc đời mình. Từ khi sinh ra anh đã bị cong vẹo cột sống và teo một bên chân. Để di chuyển đi lại anh phải chống tay lê lết trên mặt đất.

Xót thương người phụ nữ nguyện làm đôi chân cho chồng tật nguyền - 1Anh Dung bị vẹo cột sống từ nhỏ...

Năm anh Dung lên 6 tuổi thì bố anh hi sinh tại chiến trường miền Nam khiến mẹ anh đau khổ tưởng chừng không sống nổi, nhưng vì thương đứa con tàn tật, bà đã vượt qua nỗi đau mà ở vậy nuôi con.

Cứ thế, anh lê lết sống qua tuổi thơ cơ cực và lớn lên…Những tưởng hạnh phúc mỉm cười với anh khi có người phụ nữ xã bên hơn anh 1 tuổi, không e ngại đôi chân tật nguyền của anh mà nguyện suốt đời chăm sóc cho anh.

Từ đó, chị Nguyễn Thị An không chỉ là người vợ mà chị còn như "một đôi chân" chắc chắn dìu anh đi vệ sinh hay đi tắm mỗi khi. Nhớ lại ngày chị nguyện mang tấm thân yếu mềm và cả tuổi thanh xuân của mình "làm đôi chân" cho anh, nhiều người bảo chị là rồ dại nhưng chị vẫn chấp nhận...chị bảo: "Vợ chồng có lẽ đó cũng là cái duyên trời định".

Xót thương người phụ nữ nguyện làm đôi chân cho chồng tật nguyền - 2Xót thương người phụ nữ nguyện làm đôi chân cho chồng tật nguyền - 3Đôi chân tật nguyền từ nhỏ, giờ người vợ thì nằm bẹp một chỗ, anh Dung run rẩy bước đi nhờ vào chiếc gậy tre trên tay.

30 năm ở bên nhau, anh chị có với nhau 3 người con thì...cả ba đứa con của anh chị đều có số phận hết sức nghiệt ngã. Người con đầu lấy vợ ở làng bên và mắc căn bệnh xã hội. Cô con gái thứ hai lấy chồng nhưng gia cảnh cũng bữa no, bữa đói, lo cho thân mình còn chưa xong. Đứa con trai út tâm thần, điên điên, khùng khùng suốt ngày hành hạ anh chị.

Tên là An mà chị chẳng được bình an! 30 năm ấy chị đổ cả tấm thân gầy ra làm lụng cũng may chăng chỉ đủ nuôi mấy miệng ăn cho gia đình. Đã thế cái đói nghèo, bệnh tật cứ bám riết lấy chị.

Xót thương người phụ nữ nguyện làm đôi chân cho chồng tật nguyền - 4Vốn là “đôi chân” của chồng, hiện chị An đang ốm liệt giường

Sức khoẻ hữu hạn của con người rồi cũng đến lúc cùng kiệt, người vợ vốn là “đôi chân” của chồng hàng chục năm nay giờ bị bệnh tật quật ngã nằm bẹp một chỗ.

Thời gian gần đây, chị An bị chứng bệnh thiếu máu não mạn tính, rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tiền đình nhưng không được chữa trị, khiến chị không thể nhấc đầu lên khỏi cái gối. Mỗi lần chị muốn ngóc đầu dậy, cả trời đất như quay cuồng, nhà như đổ sập...chị lại ôm đầu nằm vật xuống giường, thở dốc.

Từ lúc chị An nằm bẹp một chỗ, không có người chăm, anh Dung cố gắng lết tấm thân tật nguyền loay hoay mãi rồi cũng nấu được cho vợ bát cháo trắng.

Xót thương người phụ nữ nguyện làm đôi chân cho chồng tật nguyền - 5Căn nhà cấp 4 trống hoác của gia đình anh Dung.

Miếng ăn tưởng đến nơi bên giường người vợ thì trong khi tìm cách để đưa bát cháo từ dưới bếp lên, do đôi chân tật nguyền đi lại vốn ngật ngưỡng, bước thấp, bước cao làm anh Dung luống cuống đánh đổ cả bát cháo ra nền nhà. Vợ chồng chỉ biết u uất nhìn nhau trong cái đói cồn cào.

Bất lực vì không thể bưng nổi bát cháo lên cho vợ, anh Dung đưa 2 tay ôm mặt, những giọt nước mắt đau đớn ứa ra: “Bà ấy mà nằm đây mấy ngày nữa là vợ chồng tôi cùng chết. Thằng con tính điên điên, khùng khùng mò về nhà thấy không có cái gì ăn, nó đá cho một cái rồi bỏ đi…” - giọng người đàn ông tật nguyền nghẹn lại.

Biết bao nhiêu nỗi cay đắng, tủi nhục đổ xuống đầu người đàn ông tật nguyền, đã có lần anh Dung định quyên sinh, nhưng nghĩ về sự hy sinh của người cha và thương người vợ tần tảo, anh lại không thể chết. Anh tự nhủ mình phải sống, phải chiến đấu đến cùng với số phận để không phải hổ thẹn trước vong linh người cha liệt sĩ.

Xót thương người phụ nữ nguyện làm đôi chân cho chồng tật nguyền - 6Người phụ nữ nguyện mang cả tấm thân gầy cùng tuổi thanh xuân dành cho người đàn ông tật nguyền, giờ chị đã ngã gục.

Bà Trần Thị Dũng, trưởng khu 4 cho biết, hoàn cảnh gia đình anh Dung hiện tại là đặc biệt khó khăn. Anh ấy tật nguyền lại ốm đau liên miên, con bị tâm thần thường xuyên phá phách và đánh đập bố mẹ. Mấy năm nay sức khỏe chị An cũng kém, trước còn làm thuê cho quán cơm, nay sức yếu không theo được nên họ không thuê nữa.

Xót thương người phụ nữ nguyện làm đôi chân cho chồng tật nguyền - 7Bà Dũng cho biết thêm, "gia đình anh Dung đang được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ và trợ cấp người tâm thần của con trai, nhưng không đủ tiền thuốc thang cho cả nhà. Là diện gia đình chính sách, nên xã cũng vận động quyên góp để giúp đỡ gia đình anh anh Dung, nhưng cuộc sống người dân nơi đây cũng còn nhiều khó khăn nên không giúp được gì nhiều. Qua đây tôi cũng rất mong mỏi quý báo, cùng các nhà hảo tâm tạo điều kiện giúp đỡ gia đình anh ấy”.

Chiều xuống, cái nắng vàng vọt cuối thu hắt vào khiến cho căn nhà trống hoác của anh Dung càng thêm ảm đạm. Chia tay gia đình vợ chồng khốn khó này, mà trong tôi bao nỗi băn khoăn, trăn trở, thực tại quá nghiệt ngã, nghèo đói, bệnh tật bủa vây, ngày mai, ngày kia,… không biết cuộc sống của họ sẽ ra sao?.

Tags:
Coп ɫừ Sài Gòп về ɫɦẳпg kɦu cácɦ ly, bố ɱẹ cɦờ để пɦìп cɦo đỡ пɦớ:“Cố lêп coп пɦé.”

Coп ɫừ Sài Gòп về ɫɦẳпg kɦu cácɦ ly, bố ɱẹ cɦờ để пɦìп cɦo đỡ пɦớ:“Cố lêп coп пɦé.”

Con từ Sài Gòn về quê tránh dịch phải đi thẳng tới khu cách ly tập trung. Bố mẹ vì quá nhớ, không còn cách nào khác đành đứng trước cửa chờ đoàn để nhìn một tí.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất