9 mẹo tâm lý giúp bạn ghi điểm khi đi phỏng vấn xin việc
Khi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng không chỉ xem xét chuyên môn và kinh nghiệm của bạn mà họ còn đánh giá mức độ tự tin, cách nói chuyện và nhiều yếu tố khác.
16:00 27/07/2020
Những kỹ thuật tâm lý dưới đây sẽ giúp bạn phần nào ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và tăng khả năng đỗ phỏng vấn xin việc theo các nghiên cứu khoa học.
1. Đừng đặt lịch phỏng vấn vào thứ 2 và thứ 6
Các nhà tâm lý học và những nhà tuyển dụng giàu kinh nghiệm đã phát hiện thời gian hoàn hảo để phỏng vấn tuyển dụng là thứ 3, từ 10 giờ đến 15 giờ.
Vào ngày này và thời điểm này, bạn có cơ hội tốt nhất để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Lý do là thứ 2 khởi đầu tuần mới gây khó chịu cho tất cả mọi người, trong đó có phòng tuyển dụng. Thứ 6 là khi mọi người đang mong chờ cuối tuần. Do đó thời gian tốt nhất là các ngày giữa tuần, nhưng không nên vào sáng sớm.
2. Một số lưu ý về trang phục
Màu sắc trang phục có ảnh hưởng lớn đến cách người khác đánh giá bạn. Nếu bạn mặc một bộ suit màu xanh hoặc nâu, nó cho thấy bạn là ứng viên nghiệm túc. Màu sắc khiến các nhà tuyển dụng không thích nhất là màu cam. Tuy nhiên màu sắc mới chỉ là một phần cần lưu ý.
Đừng bao giờ quên đi tất chân. Nghiên cứu cho thấy những chi tiết nhỏ có thể gây ảnh hưởng lớn. Phụ nữ mặc váy mà không đi tất chân có thể gây ấn tượng là người không nghiêm túc, không cẩn thận.
Ngoài ra, nên chú ý đến đôi giày cao gót của bạn. Theo Livescience, người cao sẽ có vẻ giống lãnh đạo và chuyên nghiệp hơn. Thậm chí mức lương trung bình của họ cũng cao hơn những người thấp.
3. Mẹo nhỏ về trang phục khiến nhà tuyển dụng thích bạn
Trong tâm lý học có một khái niệm là củng cố tích cực (positive reinforcement) – đó là kết quả khi một người sẵn sàng tiếp tục làm điều gì đó. Bạn có thể tận dụng điểm này.
Cách củng cố có thể khác nhau (như bằng tiền thưởng hay lời khen), nhưng khi đi phỏng vấn xin việc, thì điều bạn cần là tạo sự thu hút tương tự.
Ngay cả những nhà tuyển dụng nghiêm khắc nhất cũng sẽ vô thức tin tưởng ứng viên có điểm chung với họ như về sở thích, gu thẩm mỹ, âm nhạc, sách báo.
Ngay cả khi bạn không phải ứng cử viên hoàn hảo nhất thì những điểm chung này sẽ giúp bạn ghi điểm phần nào.
4. Những từ tuyệt đối không nói khi phỏng vấn xin việc
Có một số từ cần tránh khi đi phỏng vấn xin việc. Các nhà tâm lý học đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện những từ như “à…”, “ừm…”, “kiểu như là” và cách nói chuyện ậm ừ, thiếu dứt khoát sẽ giảm khả năng được nhận của bạn.
Tuy nhiên nguyên tắc này cũng chỉ áp dụng nếu nhà tuyển dụng của bạn hơn 30-40 tuổi. Các nhà tuyển dụng trẻ sẽ ít chú ý đến ngôn ngữ bạn sử dụng hơn.
5. Nụ cười có thể khiến bạn mất điểm
Nghe có vẻ lạ lùng nhưng nhà tuyển dụng không thích những người với nụ cười rộng. Không hẳn là họ cố ý, nhưng đơn thuần đây là yếu tố tâm lý. Người thường xuyên cười có thể bị cho là thiếu nghiêm túc.
Trừ những ngành cần giao tiếp với người khác, chẳng hạn như nhân viên kinh doanh thì người hay cười có lợi thế, còn lại nhà tuyển dụng sẽ muốn tìm những người có khuôn mặt nghiêm túc.
6. Mẹo thông minh khi trả lời câu hỏi trên CV
Ở các công ty lớn, nhà tuyển dụng cần phỏng vấn rất nhiều người và ai cũng giống nhau. Ứng viên thường bị động lắng nghe câu hỏi và trả lời một cách trơn tru. Kết quả là hầu hết các ứng viên đều như nhau trong mắt nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên có một cách gây ấn tượng, đó là phá vỡ sự đơn điệu và nói: “Tôi xin trình bày thêm một số điều không có trong CV”. Cụm từ này sẽ thu hút nhà tuyển dụng và khiến họ nhìn nhận bạn một cách khác.
7. Kỹ thuật đặc biệt giúp bạn giành lợi thế
Ai cũng thích được người khác lắng nghe khi họ nói, và nhà tuyển dụng cũng vậy. Các nhà tâm lý học khuyên bạn nên dùng kỹ thuật được gọi là “lắng nghe có phản hồi” (reflective listening).
Kỹ thuật này gồm 3 bước: lặp lại, đồng thuận và bổ sung. Bạn không chỉ lắng nghe và gật đầu, mà phải cho người khác biết bạn hiểu thông tin đó.
Ví dụ:
Nhà tuyển dụng: Chúng tôi đang tìm một người sẵn sàng làm việc 8 giờ mỗi ngày tại văn phòng từ thứ 2 đến thứ 6, đôi khi sẽ cần làm cuối tuần. Chúng tôi sẽ trả lương tăng ca.
Bạn: Tức là tôi sẽ làm việc một tuần bình thường và thi thoảng làm thêm giờ (lặp lại). Tôi có thể đáp ứng yêu cầu này (đồng thuận). Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng tối ưu hóa hiệu suất công việc để không ai cần làm việc thêm vào cuối tuần (bổ sung).
Chiến thuật này giúp bạn trở thành bậc thầy trong đàm phán. Một người đã được bạn đồng thuận sẽ không thể nói không với bạn.
8. Chú ý vùng tam giác trên mặt
Khi giao tiếp, con người vô thức tập trung vào vùng tam giác “mắt, mũi, miệng” của đối phương.
Mặc dù khuôn mặt thư giãn và trang điểm nhẹ không đảm bảo bạn có được 100% sự chú ý của nhà tuyển dụng, tuy nhiên khuôn mặt cau có và trang điểm quá dày chắc chắn sẽ khiến bạn “mất điểm”.
9. Chú ý trong khi chờ phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn, mọi điều bạn làm đều bị quan sát, ngay cả khi đang chờ phỏng vấn.
Các chuyên gia tuyển dụng khuyên bạn không nên dùng điện thoại hay uống cà phê trong quá trình chờ đợi phỏng vấn, vì bạn sẽ không biết chắc khi nào thì nhà tuyển dụng xuất hiện.
Bạn nên để một bàn tay rảnh để có thể bắt tay nhà tuyển dụng ngay khi cần. Bạn có thể nói chuyện một chút với thư ký hay đọc sách báo khi chờ đợi.
Theo Brightside
Đại học Kitasato phát triển vaccine phòng Covid dùng theo đường hít vào mũi
Sở dĩ accine phòng ngừa được nhiễm trùng là nhờ tác dụng của kháng thể.