Chính phủ Nhật Bản đề ra mục tiêu tăng trưởng nhu cầu du lịch nội địa

Từ khi dịch bệnh xảy ra và các yêu cầu giãn cách xã hội được thực thi, ngành du lịch và các dịch vụ liên quan đã phải chịu những tổn thất nặng nề.

06:00 05/06/2020

Nhằm đảm bảo an toàn, mọi người tránh đi du lịch đến các điểm du lịch nổi tiếng, đồng thời, các điểm tham quan đều phải đóng cửa, các sự kiện vui chơi bị hủy bỏ, thậm chí một số địa điểm đi bộ đường dài ngoài trời cũng bị cấm. Các khách sạn, nhà hàng và cửa hàng lưu niệm địa phương rơi vào tình trạng thiếu khách hàng trầm trọng.

Đến hiện tại, mọi thứ dường như trở nên tốt hơn, đặc biệt vào ngày 25 tháng 5, Thủ tướng Abe đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp cho cả nước, đồng thời các lệnh giãn cách và cách ly xã hội cũng sẽ dần được dỡ bỏ trong hai tháng tới. Các nhà hàng đã được yêu cầu đóng cửa lúc 8 giờ tối, sẽ có thể mở cửa đến 10 giờ, trong khi các bảo tàng và một số không gian công cộng khác sẽ mở cửa trở lại. Yêu cầu hạn chế đi lại giữa 47 quận của Nhật Bản có thể được nới lỏng vào khoảng giữa tháng 6.

Sau khi mọi thứ hoạt động trở lại, chính phủ cũng sẽ bắt tay thực hiện các kế hoạch hỗ trợ thúc đẩy ngành du lịch phát triển, đặc biệt là ngành du lịch nội địa. Được ban hành vào ngày 25 tháng 5, Go To Campaign sẽ được triển khai vào cuối tháng 7, với mức hỗ trợ trị giá 1,7 nghìn tỷ yên nhằm hỗ trợ chi trả một nửa chi phí lưu trú tại khách sạn (tối đa 20.000 yên mỗi đêm), phiếu giảm giá cho các cửa hàng lưu niệm, phiếu ăn tại các nhà hàng, giảm giá vé sự kiện và nhiều mức hỗ trợ khác.

Thông thường, cuối tháng 7 là thời điểm tuyệt vời cho mùa du lịch khi kỳ nghỉ hè bắt đầu, bọn trẻ được nghỉ học và nhiều gia đình bắt đầu lên kế hoạch cho những chuyến du lịch. Với ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, nhiều người mất việc hoặc một phần thu nhập đáng kể, chính phủ hy vọng những mức hỗ trợ này sẽ giúp các gia đình thoải mái hơn khi lên kế hoạch cho những chuyến đi, đồng thời góp phần tăng doanh thu cho các doanh nghiệp nhỏ và khôi phục nền kinh tế địa phương.

Thời báo Nhật Bản cho biết chỉ có 2.900 khách nước ngoài đến thăm Nhật Bản vào tháng 4, vào đỉnh điểm của đại dịch Corona, giảm 99,9% so với cùng kỳ năm ngoái. So sánh với số lượng khách du lịch trung bình hàng tháng thấp nhất là dưới mức 10.000 vào năm 1964,  lượng khách du lịch đã giảm mạnh mẽ do đại dịch và những bắt buộc hạn chế nhập cảnh của Nhật Bản đối với người nước ngoài.

Các khách sạn và các lĩnh vực khác của nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Một cuộc khảo sát của Tokyo Shoko Research cho thấy đã có 31 công ty trong lĩnh vực lưu trú đã tuyên bố hoặc trong quá trình chuẩn bị nộp đơn xin phá sản vào tháng 4. Các khách sạn ở Kyoto – nơi các có đền thờ nổi tiếng – là địa điểm thường thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài vào thời điểm này trong năm, cho biết số lượng khách nước ngoài trong tháng 3 đã giảm 89,5% so với cùng thời điểm năm ngoái.

Trước đại dịch, ngành du lịch nắm vai trò quan trọng đối với các kế hoạch tăng trưởng của Thủ tướng Abe, chính phủ đã đặt mục tiêu thu hút khách hơn 40 triệu khách du lịch nước ngoài một cách tham vọng vào cuối năm nay và 60 triệu vào năm 2030.

Chi tiết chính xác về Go To Campaign vẫn còn hạn chế, nhưng đến hiện tại, chương trình hỗ trợ chỉ áp dụng cho du lịch trong nước. Việc nhập cảnh vào Nhật Bản cho người nước ngoài vẫn bị hạn chế, tuy nhiên lệnh cấm có thể được dỡ bỏ sớm nhất là vào cuối tháng 6 và hy vọng chính phủ sẽ có thêm những chính sách hỗ trợ dành cho người nước ngoài đến Nhật Bản du lịch.

Theo: isenpai.jp

Tags:
Cậu bé Ấn Độ dự đoán ôn dịch bùng phát cuối năm trùng với ‘tháng cô hồn’ Trung Quốc

Cậu bé Ấn Độ dự đoán ôn dịch bùng phát cuối năm trùng với ‘tháng cô hồn’ Trung Quốc

Dự ngôn của cậu bé Ấn Độ về sự bùng phát của ôn dịch vào sáu tháng cuối năm nay lại trùng hợp với “lễ hội ma quỷ” của người Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất