[Phần 1] Phỏng vấn giáo sư đoạt giải Nobel: “quan điểm của tôi và chính phủ từ đầu đã khác nhau”

Đây là trích đoạn trong một phóng sự độc quyền của đài FNN và vị giáo sư Honjo Tasuku - người đã đoạt giải Nobel danh giá vì công trình khám phá của ông về protein PD-1, ông hiện là giáo sư của đại học Kyoto.

06:00 29/04/2020

Vì phỏng vấn dài nên mình chỉ lượt một số ý chính thôi, trong đó có 3 ý chính trong cuộc phỏng vấn: 

- Số lượng xét nghiệm PCR chắc chắn là không đủ, và nên được mở rộng để hiểu tình trạng nhiễm trùng

- Các xét nghiệm PCR có thể được thực hiện trong các phòng thí nghiệm đại học và thực tế đây là  vấn đề của quy chế không muốn tăng số ca xét nghiệm mà thôi.

- Có rất ít chuyên gia về điều trị tại cuộc họp chuyên gia chính phủ.

PV: Lây nhiễm tại bệnh viện đang xảy ra liên tiếp. Ông đang nhìn nhận thế nào về vấn đề này?

GS: đây chính là điều làm tôi lo lắng nhất. Đây là đội tiên phong trong cuộc chiến đang bị nghiền nát vậy. Để ngăn chặn điều này không xảy ra, điều quan trọng là phải tăng số lượng xét nghiệm PCR, để các y bác sĩ có thể biết liệu người đó có dương tính hay không, trước khi đến cơ sở y tế, và điều này sẽ giúp việc chẩn đoán và đối ứng được tốt hơn. Chắc chắn phải tăng số lượng xét nghiệm nhiều hơn. Ví dụ như có thể thực hiện xét nghiệm ngay trong sân của bệnh viện...

PV: theo ông hiện tại số lượng xét nghiệm PCR tại Nhật vẫn còn rất thiếu?

GS: chắc chắn là không đủ. Nếu có thể, nên tăng nó thêm một chữ số thì tốt. Tôi không nghĩ rằng đây là vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Không cần phải phải là tại trung tâm y tế công cộng (Hokensho), sẽ thật tốt nếu có thể xét nghiệm ngay tại khu vực y tế tại chỗ.

*hiện tại thì chỉ có quan y tế cộng đồng (Hokensho) mới được xét nghiệm được PCR.

PV: Vậy thì có thiếu các kỹ thuật viên để xét nghiệm PCR không?

GS: thực tế thì kiểm tra này cũng có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm của trường đại học tôi. Ước tính, một nhóm ba kỹ thuật viên có thể xử lý 100 mẫu mỗi ngày. Chỉ cần 300 kỹ thuật viên là có thể xét nghiệm 10.000 mẫu.  Nếu làm việc từ 9 sáng đến 17 giờ thì không có vấn đề gì cả, tôi nghĩ đây là một vấn đề liên quan đến quy định/chế độ!

PVMột bệnh viện ở Tokyo, khi thực hiện xét nghiệm cho các bệnh nhân không liên quan đến CoVid thì có tới 5 đến 6% xác định dương tính.

*Ý nhắc tới 1 bệnh viện ở Tokyo, khi xét nghiệm cho bệnh nhân nhập viện hay xét nghiệm tiền phẫu thuật thì có tới 5-6% số ca là bị dương tính với Covid, mặc dù lý do họ đến không phải vì nghi ngờ nhiễm bệnh.

GS: Tôi nghĩ đó điều trong dự đoán.  Bởi nếu bạn không biết chiến tranh đang bắt đầu ở đâu và bạn không thể nổ súng, thì sự sụp đổ y tế đã gần kề.  Trên thực tế, nếu có 5-6% ca nhiễm như vậy, thì bệnh viện đó đang trong tình trạng nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng sẽ hữu ích nếu thông qua “Hiệp Hội Y Tế” để tăng mạnh số lượng xét nghiệm không chỉ Tokyo mà lan rộng ra toàn quốc.

PV: vậy có nghĩa là trong lúc đối mặt với Covid, họ đang phải chiến đấu mà không biết “kẻ thù” đang ở đâu và bao nhiêu phải không?

GS: Đúng vậy.  Một số người hiện đang chống lại việc tăng số lượng xét nghiệm PCR. Ý kiến ​​của họ là nếu tăng số lượng xét nghiệm, thì những người âm tính sẽ được cấp chứng nhận là không bị nhiễm, và vì vậy mà số ca “âm tính giả” cũng sẽ tăng lên và gây nguy hại. Điều căn bản đầu tiên trong suy luận khoa học là “không thể chứng minh về thứ không có”, nên nếu mà không có xét nghiệm thì chả có ý nghĩa gì cả. Nếu mà cứ hiểu sai như thế thì xét nghiệm PCR sau thì chỉ có kết quả Dương Tính mà thôi.

PV: vậy có thể hiểu rằng, bằng xét nghiệm thì có thể nắm bắt chính xác được số người dương tính và dữ kiện bị lây nhiễm trong quá khứ, vậy thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm?

GS: Đúng vậy. Tuy nhiên, kể từ bây à giờ thì có khả năng số người bị bệnh nặng sẽ tăng lên. Tỷ lệ tử vong sẽ thấp nếu 10% bị nhiễm bệnh. Khi đó, cần phải chuyển sang một chiến lược tập trung vào điều trị các ca bệnh nặng.

PV: mục đích của xét nghiệm PCR được giải thích là để theo dõi các bệnh nhân bị bệnh nặng, nên không được sử dụng rộng rãi. Vậy thay vào đó, chúng ta có nên thực hiện xét nghiệm PCR là để nắm bắt bức tranh tổng thể phân tích kẻ thù này không (virus)?

GS: Tôi nghĩ ngay từ đầu thì quan điểm của Bộ Y Tế và tôi đã khác nhau. Ngay từ đầu, tôi cho rằng phải sử dụng nó (xét nghiệm PCR) cho mục đích xác định tình hình “cuộc chiến” hiện nay.

NGUỒN: プライムニュース: ノーベル賞・本庶佑氏

Tags:
Một nữ sinh sau 2 lần âm tính, được ra viện thì lại phát hiện Dương Tính.

Một nữ sinh sau 2 lần âm tính, được ra viện thì lại phát hiện Dương Tính.

Một nữ sinh viên ở độ tuổi 20 ở quận Higashi, thành phố Kumamoto, vào ngày 3 tháng này vì bị nghi có dấu hiệu nhiễm CoVid nên đã được cho nhập viện và xét nghiệm PCR tới 2 lần. Kết quả chẩn đoán đều cho ra Âm Tính.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất